Doanh nghiệp xoay sở ứng phó khi giá cước vận tải biển tăng cao
Xung đột tại Biển Đỏ kéo dài từ cuối năm 2023 đến nay đã khiến giá cước vận tải biển tăng phi mã, kéo theo chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng cũng tăng lên. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, EU đang phải xoay sở, đưa ra các giải pháp ứng phó để vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, vừa duy trì ổn định sản xuất.
Chỉ vừa mới đón tin vui khi đơn hàng quay trở lại những tháng đầu năm 2024 thì doanh nghiệp này lại phải đối diện với thách thức khi cước vận chuyển tăng gấp nhiều lần so với thời điểm cuối năm trước.
Đại diện doanh nghiệp cho biết, bình quân mỗi tháng đơn vị xuất khẩu khoảng 50 container hàng thủy sản, chủ yếu là thị trường châu Âu theo hình thức hợp đồng CIF, nghĩa là bên bán trả cước vận chuyển. Thời điểm này năm ngoái, giá cước vận tải ở mức 1.800 USD/container, thì hiện nay, giá cước và các phụ phí khác đã tăng lên tới 8.700 USD/container, đồng nghĩa với mỗi tháng doanh nghiệp mất thêm khoảng 7 tỷ đồng chi phí vận chuyển. Thời gian giao hàng cũng bị chậm do nhiều hãng tàu phải điều chỉnh lịch trình, khiến dòng vốn quay vòng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Quý Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã phải thay đổi tái cấu trúc lại các dòng sản phẩm, tái cấu trúc thị trường, ưu tiên cho các nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đi vào thị trường Đông Nam Á và thực sự may mắn mối quan hệ khách hàng lâu năm nên cũng được khách hàng chia sẻ cùng vượt qua khó khăn".
Một số công ty vận tải biển tuyến Mỹ và châu Âu cho biết, hiện nay giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang các thị trường này khoảng 4.000 - 4.500 USD/container và bị áp phụ phí khoảng 1.500 - 3.000 USD/container, và đang tiếp tục tăng gấp nhiều lần so với cuối năm ngoái. Mức phí trên đang tác động không nhỏ tới tất cả lĩnh vực xuất nhập khẩu như gỗ, thuỷ sản, nông sản, dệt may, da giày, sản phẩm điện - điện tử.
Ông Trần Văn Tú, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông Sản Việt, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Do tình hình cước biển tăng nên khách hàng chần chừ và có khách dừng nhập hàng, chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm bắt tình hình, thương lượng hỗ trợ giá cước để tránh tồn kho hàng".
Dù bán hàng với hình thức CIF, nghĩa là bên bán trả cước vận chuyển, hay FOB - bên mua thanh toán cước vận chuyển thì bất lợi vẫn nằm nhiều ở phía các doanh nghiệp vì lợi nhuận bị thu hẹp, thậm chí đối diện nguy cơ mất khách hàng khi đối tác dừng mua hoặc tìm đơn hàng ở những thị trường ít bị ảnh hưởng.
Không chỉ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu, việc tăng chi phí vận tải biển đang tác động làm tăng giá cả các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh gây khó cho kế hoạch phục hồi của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ, làm việc với đối tác để thương lượng lại giá cả, thời gian vận chuyển. Khi ký kết đàm phán hợp đồng nên có điều khoản về bồi thường, miễn trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp để tránh rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng cần phải chủ động các phương án vận chuyển khác, đa dạng hóa thị trường để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng.
Gần 21 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 30a
Thực hiện Nghị quyết số 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. Đến nay, hàng nghìn hộ dân tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập, dần thoát nghèo bền vững.
Hiệu quả cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 30, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai chương trình cho vay khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5% đến 1,5% so với lãi suất cho vay thông thường.
Quy định mới về lãi suất với tiền gửi USD
Thông tư 46 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11.
Hội thảo chia sẻ cơ hội hỗ trợ tài chính giữa ngân hàng với doanh nghiệp
Sáng ngày 10/10, Hiệp Hội Doanh nhân nữ Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng BIDV - chi nhánh Bỉm Sơn tổ chức Hội thảo với chủ đề “chia sẻ cơ hội hỗ trợ tài chính giữa ngân hàng với doanh nghiệp”.
Định vị thương hiệu doanh nghiệp qua truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Trong môi trường kinh doanh số hiện nay, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tạo uy tín và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của mình bằng việc minh bạch thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã giúp các doanh nghiệp định vị được thương hiệu trên thương trường.
Đa dạng hóa thị trường cho nông sản
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, 11 Hợp tác xã và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn... với trên 500 sản phẩm khác nhau.
Thanh Hóa thu hút hơn 4.164 tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp
9 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi, thu hút được 12 dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn, với tổng nguồn vốn trên 4.160 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 5.300 tỷ đồng
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 9 năm 2024, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt hơn 164.000 tấn, bằng 77% kế hoạch năm, tăng 2,3% so với cùng kỳ.
Ngân hàng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 48/2024 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức, không đúng với quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024.
Phát huy vai trò đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, những năm qua đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa đã nỗ lực cố gắng, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.