Doanh nhân đưa các sản phẩm từ cói chinh phục thị trường thế giới
(TTV) - Là một trong những người đã góp phần rất lớn vào việc khôi phục, truyền lửa và phát huy giá trị nghề cói Nga Sơn, doanh nhân Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu Việt Trang, tỉnh Thanh Hóa luôn trăn trở với việc phát triển nghề truyền thống và đưa các sản phẩm làm từ cói chinh phục nhiều thị trường trên thế giới.
![]() |
Doanh nhân Trần Thị Việt đã có 50 năm gắn bó với nghề dệt chiếu cói và các sản phẩm từ cói tại vùng đất Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trải qua nhiều thăng trầm của làng nghề, nhiều thời điểm tưởng chừng như không thể trụ nổi khi mất thị trường, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, thế nhưng bằng tình yêu với cây cói và nghề cói quê hương, đến nay, doanh nhân Trần Thị Việt đã xây dựng và phát triển công ty thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cói nổi tiếng cả nước.
Bà Trần Thị Việt - Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu Việt Trang, tỉnh Thanh Hóa: “Để xây dựng phát triển thị trường như ngày hôm nay, phải nói là rất gian truân, trăn trở tìm kiếm thị trường cho cây cói, sảm phẩm từ cói”. |
Từ cách làm truyền thống với cây cói đơn thuần, doanh nhân Trần Thị Việt đã nghiên cứu kết hợp cói với các nguyên liệu khác như cọng bèo khô, rơm khô, bẹ ngô khô... để tạo màu tự nhiên cho các sản phẩm. Đồng thời, không ngừng thay đổi mẫu mã, hình thức phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng; tích cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, các kênh thương mại điện tử. Từ đó, công ty có điều kiện kết nối, giới thiệu sản phẩm và đưa sản phẩm xuất khẩu đến hơn 20 thị trường lớn trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Australia, Canada, Anh, Pháp... Doanh thu đạt khoảng trên 2 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 3-6 triệu đồng/người/tháng.
![]() Bà Nguyễn Thị Khuyến, Xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa: “Chúng tôi làm cho công ty, có thu nhập rất ổn định, chủ doanh nghiệp luôn quan tâm tạo nhiều việc làm, đơn hàng để chúng tôi sản xuất.” |
![]() |
Mặc dù, 2 năm nay hoạt động sản xuất, mở rộng thị trường bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, nhưng công ty TNHH xuất khẩu Việt Trang vẫn nhận được nhiều đơn hàng và có sự tăng trưởng tốt. Dự định của Giám đốc Trần Thị Việt trong năm 2022 là tiếp tục đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, thu mua nguyên liệu, mở rộng thêm thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Theo Bản tin THNM 4/4/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.