Doanh nhân tận tâm với phát triển nông nghiệp
Ông Nguyễn Hữu Lựu, Giám đốc công ty TNHH Lựu Sướng là một doanh nhân tận tâm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Với những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh và đóng góp xây dựng xã hội, ông là điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Hà Trung cũng như tỉnh Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Hữu Lựu Sinh ra trên vùng đất quý hương nhà Nguyên, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung. Khởi nghiệp với việc kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng…, đến khi ngoài 40 tuổi, ông chính thức bắt tay vào lĩnh vực liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Tháng 11 năm 2021, Công ty TNHH Lựu Sướng chính thức đi vào vận hành nhà máy chế biến nông sản tổng hợp, với tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng; công suất chế biến từ 12.000 đến 15000 tấn/năm; dây chuyền hoàn toàn tự động và bán tự động, từ khâu sấy lúa tươi, bảo quản, chế biến đến đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường tiêu thụ.

Doanh nghiệp của ông tập trung xây dựng thương hiệu nông sản, phát triển kinh doanh gạo với các sản phẩm như: Gạo Nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh (được chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh), gạo Tiên Sơn số 3 (được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh), gạo nếp cái hoa vàng Tiến Vua, gạo Tiên Sơn Vàng (Hana 112), Tiên Sơn Tím... Tổng doanh thu hàng năm của công ty đạt trên 70 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 35 lao động và 30 lao động thời vụ tại địa phương, với mức thu nhập bình quân 70 - 75 triệu đồng /người/năm.
Ngoài ra, mỗi năm, Công ty TNHH Lựu Sướng còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ, cung ứng vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật chậm trả cho nông dân với số tiền từ 1,5 đến 2,5 tỷ đồng; liên kết với các đơn vị tổ chức mở 15-20 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất… cho nông dân.

Với những thành tích đã đạt được, ông Nguyễn Hữu Lựu là một trong những cá nhân điển hình tiên tiến của tỉnh Thanh Hóa được lựa chọn tham dự hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023. Đây là động lực để ông tiếp tục nỗ lực, phấn đấu xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Duy trì và nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 389 chợ đang hoạt động, trong đó có 354 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Hiện nay, các chợ kinh doanh thực phẩm đang nỗ lực nhằm duy trì, nâng cao các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm sau khi được công nhận.

Kiên quyết không gia hạn đối với các dự án chậm tiến độ
Với tinh thần đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đều gia hạn thời gian hoàn thành cho các dự án chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư cố tình chây ì, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các dự án, vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư, xây dựng và ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, Ủy ban Nhân dân tỉnh kiên quyết không gia hạn.

Việt Nam lọt top 3 thị trường mỳ ăn liền lớn nhất toàn cầu
Thông tin từ tạp chí nổi tiếng Nhật Bản - Nikkei Asia cho biết, Việt Nam là một trong 3 thị trường tiêu thụ mỳ gói lớn nhất toàn cầu. Nguồn dữ liệu được cập nhật từ Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới, dựa trên số lượng mỳ gói tiệu thụ tại 56 nền kinh tế.

Lan tỏa phong trào phụ nữ Thanh Hóa khởi nghiệp, sáng tạo
Thực hiện "Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025", thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ nhiều mô hình khởi nghiệp hiệu quả. Nhờ khởi nghiệp, nhiều hội viên, phụ nữ đã trở thành chủ nhân của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn.

Thiệu Hóa nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tập trung nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển tiểm năng, thế mạnh sẵn có, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nước ngoài tới đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trở lại
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp sang thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… đang có dấu hiệu tăng trưởng sau thời gian giảm.

Việt Nam thiệt hại 350 triệu USD vì vi phạm bản quyền
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong khu vực về tỷ lệ vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào các website lậu. 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên các nền tảng số. Các nội dung bị vi phạm nhiều nhất gồm: chương trình truyền hình, phim, nhạc, sách.

Nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh
Thời gian qua, khu vực sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp hạn chế, khiến tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều gói tín dụng quy mô lớn, với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển trong những tháng cuối năm.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Không chỉ phát triển về số lượng, mà các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này còn cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu.

Lùi đóng phí công đoàn đối với doanh nghiệp khó khăn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có Quyết định đồng ý việc lùi đóng phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.