Doanh nhân trẻ xung kích khởi nghiệp, phát triển kinh tế
Bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đất nước, với tinh thần mạnh dạn khởi nghiệp, mạnh dạn làm giàu, tuổi trẻ Thanh Hóa đang ngày càng quyết tâm vươn lên, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế quê hương, đất nước. Đội ngũ doanh nhân trẻ, thanh niên khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chủ động hội nhập, xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Say mê tìm tòi nghiên cứu với mong muốn "chinh phục" đông trùng hạ thảo, nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm tiện dụng, tốt cho sức khỏe, năm 2017, anh Nguyễn Văn Tuấn, ở thị trấn Nga Sơn, đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các thiết bị kỹ thuật cho việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo, như: máy lắc, nồi hấp, điều hòa, giá nuôi... Sau nhiều lần thất bại, nhưng nhờ kiên trì học hỏi, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, anh Tuấn đã liên tiếp đạt được nhiều thành công trong sản xuất. Hiện nay, mỗi tháng công ty TNHH Khoa học công nghệ Đăng Khoa của anh xuất bán gần 1.000 hộp nấm Đông trùng hạ thảo tươi, 1 đến 2 kg nấm Đông trùng hạ thảo khô, với giá bán 200 nghìn đồng/1 hộp tươi và 50 triệu đồng/1kg khô, doanh thu đạt trên 250 triệu đồng.
Cùng với chú trọng chất lượng, anh Tuấn còn đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra đều được bảo hộ bởi cục sở hữu trí tuệ, gắn tem, mã vạch truy xuất nguồn gốc và xây dựng chứng nhận sản phẩm OCOP. Đến nay, công ty TNHH Khoa học công nghệ Đăng Khoa đã đưa ra thị trường 6 dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo đạt tiêu chuẩn của nấm dược liệu, trong đó có 3 sản phẩm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa và gắn 3 sao.


Anh Nguyễn Văn Tuấn, Chủ cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, tỉnh Thanh Hóa
Anh Nguyễn Văn Tuấn, Chủ cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xác định năm 2024 nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn, nhưng bản thân luôn nỗ lực không ngừng, nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới chuẩn chất lượng OCOP 4 sao đối với một số dòng sản phẩm và mở rộng thị trường".
Sinh ra và lớn lên từ làng nghề rèn truyền thống, cũng như bao thế hệ trẻ nơi đây, anh Phạm Văn Tiến, sinh năm 1995, ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc thấu hiểu và trân trọng những giá trị của ông cha để lại. Từ đó, bằng tình yêu và nhiệt huyết, anh đã tiếp nối đam mê và đưa nghề rèn truyền thống ngày một phát triển. Xuất phát điểm từ một hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ với 30 lao động, năm 2022 Phạm Văn Tiến quyết định thành lập Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài. Anh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất như: máy đột dập, máy cắt lazer, đánh bóng sản phẩm, búa rèn.. với 3 xưởng sản xuất với tổng diện tích trên 3.000m2. Ngoài sản xuất các sản phẩm truyền thống, anh Tiến đã nhập khẩu nguyên liệu thép trắng không rỉ từ Nhật Bản về để sản xuất các loại dao, kéo... cung ứng ra thị trường, trung bình mỗi năm khoảng gần 900.000 bộ sản phẩm các loại. Hiện Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài đã có gần 100 lao động với mức thu nhập từ 6 – 15 triệu đồng/người/tháng, thị trường phân phối ở 20 tỉnh, thành trên cả nước. Sản phẩm của công ty đã lọt vào danh sách "The Best of Vietnam 2023" – thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trên thị trường Việt Nam, dưới góc nhìn của người tiêu dùng. Bộ sản phẩm dao thép không rỉ Tấn Lộc Tài đạt danh hiệu Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023. Anh Phạm Văn Tiến vinh dự là một trong những gương mặt thanh niên làm kinh tế giỏi được tổng hội Nông nghiệp lựa chọn tiếp kiến Chủ tịch nước năm 2023.


Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Lớp trẻ chúng tôi bây giờ vừa giữ lửa cho làng rèn, vừa bán sản phẩm ra thị trường. Ngoài việc bán cho khách truyền thống, đại lý cửa hàng, chúng tôi còn bán trên các sàn thương mại điện tử".
Sau khi tốt nghiệp Đại học tại Hà Nội, anh Nguyễn Danh Hoàng (sinh năm 1985) xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh đã quyết định quay về quê hương lập nghiệp. Năm 2017, anh quyết định thầu 10 ha đất để làm trang trại tổng hợp. Trong đó, một phần diện tích anh giành nuôi gà ri bán chăn thả. Đến nay, trang trại của anh đã có trên 14 nghìn con gà, mỗi năm xuất bán 3 lứa khoảng 50.000 gà thịt với giá 90.000 đồng/kg.
Đối với trồng trọt, anh Hoàng tập trung trồng các loại cây như bưởi, ổi, thanh long, hoa thiên lý.... Anh luôn chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nên các loại cây trồng đều sinh trưởng tốt, đảm bảo chất lượng thực phẩm. Cùng với đó, anh Hoàng còn phát triển dịch vụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nhờ kiên trì, nỗ lực và tinh thần ham học hỏi, Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy của anh đã ra đời và có doanh thu từ 7 đến 8 tỷ đồng/năm, trừ chi phí cũng cho lãi trên 500 triệu và tạo việc làm cho 7 lao động địa phương với mức lương 5 -7 triệu đồng/người/tháng. Anh còn là chủ nhiệm Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp xã Mậu Lâm.


Anh Nguyễn Danh Hoàng, Giám Đốc Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Anh Nguyễn Danh Hoàng, Giám Đốc Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và dịch vụ chăn nuôi Hoàng Thủy, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng ta tận dụng được rất nhiều thứ trong chăn nuôi để phục vụ cho trồng trọt. Ví dụ như phân gà vi sinh, có thể dùng để bón cho cây, cây lại làm bóng mát cho gà. Mô hình này đang phát triển ở địa phương và giải quyết công ăn việc làm cho bà con Nhân dân".
Trong những năm qua, phong trào đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, khởi nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh phát triển rất sôi động. Huyện đoàn cũng đã phối hợp cùng các cấp, các ngành tạo môi trường, động lực cho các bạn trẻ về quê khởi nghiệp. Hướng dẫn đoàn viên thanh niên lựa chọn những mô hình phù hợp, khai thác thế mạnh tự nhiên của địa phương để phát triển kinh tế, làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương. Từ sự quan tâm của các cấp bộ đoàn cùng với ý chí, quyết tâm của mỗi đoàn viên thanh niên nên tại nhiều cơ sở đoàn trên địa bàn huyện, đoàn viên thanh niên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế dịch vụ... Hiện nay trên địa bàn huyện Như Thanh có 14 Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp với hơn 100 thành viên. Nhiều mô hình phát triển kinh tế, khởi nghiệp do thanh niên làm chủ đã đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Anh Trần Tiến Hưng, Bí thư đoàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Anh Trần Tiến Hưng, Bí thư đoàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, huyện đoàn Như Thanh sẽ tiếp tục đồng hành với thanh niên để phát triển kinh tế cũng như hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp trẻ bằng nhiều hình thức. Như là đẩy mạnh công tác tập huấn, kiến thức về khởi nghiệp, lập nghiệp; tiếp tục giải ngân vốn vay hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; xây dựng chuyên mục kết nối cung cầu sản phẩm cho thanh niên;... từ đó đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế trong thanh niên nhiều hơn nữa".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 33 nghìn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có lãnh đạo là doanh nhân trẻ chiếm khoảng 40%. Thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó khăn. Tuy nhiên, bằng sức trẻ, ý chí và nhiệt huyết, các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ Thanh Hoá đã và đang nỗ lực biến thách thức thành cơ hội, thích ứng linh hoạt, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.