Doanh nhân xây dựng và phát triển thương hiệu Yến sào xứ Thanh
(TTV) - Sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi chim yến, năm 2012 anh Nguyễn Văn Tú ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc đã quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với nghề nuôi yến và sản xuất các sản phẩm từ tổ yến. Sau hơn 10 năm khởi nghiệp, anh đã thành công với việc phát triển sản phẩm mang thương hiệu Yến sào xứ Thanh, mang lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Quê của anh Nguyễn Văn Tú vốn là vùng ven biển, nơi những bầy chim yến tự nhiên tìm về. Tận dụng điều kiện thuận lợi đó, anh đã đầu tư cải tạo tầng 2 của căn nhà nơi gia đình sinh sống làm nhà yến. Trong quá trình xây dựng, anh đặc biệt chú trọng các thông số kĩ thuật phức tạp về kích thước, chất liệu, sao cho ánh sáng, nhiệt độ…phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của chim yến. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, nhà yến của anh đã thu hút được lượng lớn chim yến về làm tổ. Sản phẩm làm ra ban đầu anh chỉ bán yến thô, chưa qua tinh chế. Năm 2017, khi nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, anh Tú đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Yến sào xứ Thanh, đầu tư mua trang thiết bị, máy móc để sản xuất các sản phẩm từ yến sào thô, yến sào tinh chế và yến đóng hũ, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình hoạt động, anh luôn chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để mở rộng thị trường.
Đến nay, Công ty TNHH Yến sào xứ Thanh do anh Tú làm giám đốc đã đưa ra thị trường 12 dòng sản phẩm mang thương hiệu Yến sào xứ Thanh. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao, có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhiều khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm đã trở thành những đối tác phân phối kinh doanh sản phẩm của công ty.
Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới, và chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, ở tuổi 33, doanh nhân Nguyễn Văn Tú đã đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp kinh doanh. Thế nhưng không dừng lại ở việc phát triển thị trường trong nước, anh Tú vẫn đang trăn trở để nâng tầm thương hiệu, đưa các sản phẩm Yến sào xứ Thanh vươn ra thị trường quốc tế.
Thanh Thảo – Xuân Tuấn – Quốc An
Theo Bản tin THNM/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Huyện Hoằng Hóa nâng cao giá trị sản xuất vụ đông
Những năm qua, vụ đông đã trở thành một trong những vụ sản xuất quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tạo điều kiện cho bà con đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ, phù hợp với đồng đất vào gieo trồng, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diện tích.
Giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng
Bộ Tài chính vừa đề xuất xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025. Đây là 1 tin vui cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bởi nếu được thông qua thì đây sẽ là lần thứ 5, Quốc hội, Chính phủ ban hành chính sách này, kể từ năm 2022 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng.
Xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá đã tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối tiêu thụ nông sản.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Từ đầu tháng 11 đến nay, đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi với mức tăng từ 0,1% - 0,7%/năm tùy kỳ hạn.
Người Việt chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tính đến giữa tháng 11, Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô.
Miền núi Thanh Hóa bảo tồn và phát triển dược liệu đặc hữu từ rừng
Thanh Hóa hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học. Từ đây, nhiều mô hình thành công, tạo sinh kế cho người dân miền núi.
Xuất khẩu tôm Việt Nam có thể đạt 4 tỷ trong năm nay
Sau năm 2023 với giá trị xuất khẩu tôm sụt giảm, chỉ đạt 3,38 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo mục tiêu xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng 18,3%.
60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng đã nằm bờ
Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng chức năng, rà soát 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Hiệu quả nhờ canh tác trong nhà màng, nhà lưới
Được đánh giá là hình thức canh tác hiệu quả trong nông nghiệp, việc sản xuất trong nhà màng, nhà lưới có nhiều ưu thế, như: hạn chế sâu bệnh, tưới nước tiết kiệm, tạo ra sản phẩm an toàn… Phương thức canh tác này đang được mở rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công
Thanh Hóa quyết tâm đến ngày 31/12/2024, sẽ hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao. Bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.