Độc đáo di tích đình Quảng Thi
Nằm ở phía Tây Bắc huyện Thọ Xuân, xã Xuân Thiên thuộc khu vệ tinh của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lê Hoàn nên vẫn còn lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống có giá trị. Trong đó tiêu biểu là đình Quảng Thi – di tích gắn liền với giá trị văn hoá hàng ngàn năm của làng Quảng Thi, xã Xuân Thiên.
Đình làng Quảng Thi được Nhân dân địa phương xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIV dưới thời nhà Trần và còn được biết với tên gọi khác là Đình làng Đầm. Đây là nơi thờ Thành Hoàng, những nhân thần và thiên thần có công với đất nước, Nhân dân. Công lao của họ được triều đình ghi nhớ, bản dân tôn trọng, khi mất lập đền thờ tự, tế thờ tại Đình.
Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật Đình làng Quảng Thi xưa vốn thuộc Đàm Thi xã, Thuỵ Nguyên huyện, Thanh Hoa phủ, nằm trong vùng đất cổ của hương Lam Sơn - nơi phát tích cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh ở đầu thế kỷ XV.
MC Phương Liên trò chuyện với Bà Trần Thị Thực, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân
Đình làng Quảng thi không chỉ là nơi thờ tự các thiên thần, nhân thần có thật trong lịch sử mà còn là trung tâm giao lưu văn hoá làng, xã của địa phương và Nhân dân trong vùng. Đây là nơi giáo dục truyền thống quê hương, tôn vinh lòng tự hào dân tộc, khơi dậy tính nhân văn của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Bên cạnh đó, đình làng Quảng Thi cũng góp phần to lớn vào việc nghiên cứu lịch sử và giá trị văn hoá nghệ thuật thời trung đại. Đây là di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật có giá trị nhiều mặt còn tồn tại nguyên vẹn cùng thời gian, mang đậm bản sắc văn hoá làng quê Việt thưở xưa.
Ông Ngô Doãn Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân cho biết: "Đình Quảng Thi mang nét kiến trúc độc đáo, khác biệt so với các đình làng khác tại đây, ngôi đình có niên đại hàng trăm năm tuổi, xứng đáng là di tích tiêu biểu của làng, xã và huyện".
Tháng 10 năm 2008, Đình Quảng Thi được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và là danh lam thắng cảnh thuộc quần thể Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Trong những năm qua, các cấp chính quyền tại địa phương đã huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, cùng sự hỗ trợ tích cực từ con em xa quê để đầu tư xây dựng và tôn tạo đình Quảng Thi ngày càng khang trang, bề thế, thể hiện sự trân trọng giá trị lịch sử, đồng thời bày tỏ tấm lòng luôn hướng về quê hương nguồn cội của mỗi người con đất Xuân Thiên nói riêng, Thọ Xuân nói chung.
Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?
Đêm nay, (ngày 31/12) vào lúc 22h30 tại quảng trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình: Chào năm mới 2025. Ngoài màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, chương trình có sự xuất hiện các nghệ sĩ nổi tiếng thành danh từ các cuộc thi âm nhạc uy tín trong cả nước.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025
Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025
Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới.
Một số khu, điểm du lịch thiếu sức hấp dẫn du khách
Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa", thiếu sức hấp dẫn khách, không tạo được sức bật mạnh mẽ. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do và chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành, lượng khách luôn nằm top cuối của các địa phương trong tỉnh.
"Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" qua những bức ảnh
Diễn ra từ ngày 17/12 đến ngày 22/12/2024, cuộc trưng bày ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh "Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024) đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.
Giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ
Lễ hội đền Đồng Cổ là sự kiện văn hóa độc đáo, có lịch sử hàng nghìn năm, gắn với di tích quốc gia Đền Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Với những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Đền Đồng Cổ là di sản phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Định tiếp tục quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thành phố Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa “Chào năm mới - 2025”
Tối 31/12/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.