Độc đáo hương vị nước chấm Việt Nam
(TTV) - Nhắc đến ẩm thực Việt Nam phải kể đến các loại nước chấm. Chỉ từ một "gốc" nước mắm, người ta cũng biến hoá ra biết bao nhiêu loại nước chấm hương vị đa dạng thế này đây.
Nước chấm chua ngọt Nam Bộ
Đây có lẽ là món nước chấm làm từ nước mắm "đa năng" nhất, có thể dùng cho nhiều loại món ăn nhất của người Nam Bộ. Nước mắm chua ngọt được biến tấu bằng chanh, đường, tỏi băm và ớt băm. Tuỳ vào khẩu vị và nhu cầu mà người miền Nam sẽ điều chỉnh các loại nguyên liệu để nước chấm thiên về vị chua, vị ngọt hay vị mặn. Đây là loại nước chấm "làm dâu trăm họ" cho các món như các món gỏi miền Nam, các món thịt luộc cuốn bánh tráng, bún xào, bún thịt nướng hoặc đôi khi là mâm cơm thường ngày.
![]() |
Để pha nước chấm chua ngọt không quá cầu kì và phức tạp. Chỉ với một vài nguyên liệu sẵn có như nước mắm ngon, đường, giấm ngon, nước lọc, tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu là bạn có thể tạo cho mình một loại nước mắm chấm ngon chuẩn vị.
Nước chấm Huế
Ở Huế có một loại nước mắm chuyên dùng cho các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái... Loại nước chấm khi ăn các món này trông bề ngoài như nước mắm bình thường, nhưng lại có cách làm công phu.
![]() |
Nước mắm Huế khá nhạt, bởi vì nước mắm trong này gần như chỉ là thành phần phụ, thành phần chính là nước luộc tôm cơ. Nước mắm huế có vị ngọt béo là nhờ nước luộc tôm. Người ta đem tôm lên luộc, sau đó lọc lại bằng rây, rồi pha nước này với nước mắm và một số loại gia vị khác tạo cho nước mắm có hương vị riêng đặc trưng và mùi vị thanh ngọt tự nhiên, đơn giản mà lại rất tinh tế.
Nước chấm bún chả
Một loại nước chấm được làm từ nước mắm phổ biến khác chính là nước chấm bún chả. Nước chấm ăn kèm với bún chả có vị đậm đà dịu nhẹ khó có thể thấy ở bất kì đâu. Cũng có vị chua ngọt, nhưng vị chua của nước chấm bún chả lấy từ giấm, đôi khi là quả quất nên có mùi rất thơm. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nước chấm bún chả ấy là có đu đủ và cà rốt ngâm, có công dụng giải ngấy hiệu quả nếu lỡ ăn quá nhiều thịt.
![]() |
Bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu như nước mắm, nước sôi để nguội, tỏi, ớt, chanh, đường và cuối cùng là giấm ăn và đu đủ.
Nước chấm me
Là một loại sốt chấm vị chua đặc trưng của người miền Nam, được dùng cho các món cá nướng, dùng để rang me, các món trái cây... Mắm me có hai nguyên liệu chính là nước mắm và me, kết hợp với ít đường, dầu ăn, tỏi bằm và một số gia vị khác. Nước mắm me có đặc trưng là có nguyên hạt me bên trong, phần nước sền sệt như sốt, được làm từ me vàng, có vị chua ngọt cay cay đặc trưng.
![]() |
Nước mắm me là món ngon dễ làm và là một loại nước chấm đặc trưng của miền Nam. Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng… Nước mắm me hòa quyện giữa vị chua chua, thơm lừng của me kèm theo nước mắm mằn mặn và các gia vị tạo nên độ ngon cho chén nước chấm.
Nước chấm mắm gừng
Nhắc đến các loại nước chấm ngon, không thể không nhắc đến thứ nước mắm gừng đậm đà, cay nồng thơm nức. Đã ăn các món thịt luộc, thịt chiên, cá rán, hải sản luộc... thì nhất định phải có nước mắm gừng. Cách làm nước mắm gừng ngon không hề khó, một khi đã có bí kíp cách làm mắm gừng ngon thì chắc chắn, món ăn nào bạn trổ tài cũng được cả nhà khen nức nở. Cách làm nước mắm gừng ngon nhất đó là bạn cần đảm bảo được tỷ lệ nước mắm, nước, nước cốt canh là 3:3:1. Nếu là nước mắm gừng chấm ốc thì bạn có thể cho thêm đường để món nước chấm được ngọt hơn một chút, còn nếu là nước mắm gừng chấm vịt thì chỉ cần lượng đường như vậy là đủ.
![]() |
Nước chấm kẹo
![]() |
"Kẹo" ở đây là ý chỉ độ sánh, độ đặc, mà theo phương ngữ miền Nam là "kẹo", chứ không phải nước mắm ngọt quá hay làm từ kẹo đâu. Loại nước mắm này đặc biệt được dùng cho cơm tắm, đôi khi là các loại chả giò chiên. Nước mắm kẹo có điểm đặc biệt là thường được nấu cùng nước dừa nên có vị thanh ngọt tự nhiên, còn đường cát thì góp phần giúp sánh lại khi đun lên. Thoạt nhìn, trông nước mắm kẹo không khác chi nước mắm chua ngọt bình thường, tuy nhiên khi múc lên bạn sẽ thấy nước có độ sánh hơn nhiều.
Dương Ngân
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

4 tháng, Thanh Hóa thu 8.390 tỷ từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Tối ngày 24/4, khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025
20h tối ngày 24/4, tại Khu du lịch biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn với chủ đề "Nghi Sơn biển ngọc – Khát vọng vươn xa". Đây là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Hoà và hoà chung không khí lễ hội du lịch biển 2025 của Thanh Hoá, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với xứ Thanh.

Trẩy hội Đình Thi
Miền núi xứ Thanh có rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng về với huyện miền núi Như Xuân để tham dự Lễ hội Đình Thi - một lễ hội tiêu biểu của đồng bào Thổ Thanh Hóa.

Kiểm tra công tác đảm bảo an ninh trật tự cho khai mạc Lễ hội biển Sầm Sơn 2025
Chương trình khai mạc Lễ hội biển Sầm Sơn 2025 với chủ đề “Sầm Sơn – khát vọng tỏa sáng” sẽ được tổ chức vào tối ngày 26/4 tới đây. Chiều ngày 23/4, Thiếu tướng Trần Phú Hà - Ủy viên Ban Thường vụ, Giám đốc Công an tỉnh đã kiểm tra thực địa, chỉ đạo triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho sự kiện này.

Tối 24/4 sẽ trao bằng công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Quang Trung
Tối 24/4 tại Quảng trường Biển, Khu du lịch Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn sẽ diễn ra lễ khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 với chủ đề: Nghi Sơn biển ngọc- Khát vọng vươn xa. Trong khuôn khổ buổi lễ sẽ trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Quang Trung

Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 khai mạc vào tối 24/4
Theo UBND thị xã Nghi Sơn, Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa” dự kiến sẽ khai mạc vào lúc 20h00, ngày 24/4/2025 tại Quảng trường Biển, Khu du lịch Biển Hải Hòa với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch hấp dẫn.

Nghi Sơn sẵn sàng cho lễ hội du lịch biển 2025
Để chào đón mùa hè 2025, vào 20h ngày 24/4 tới đây tại sân khấu Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn sẽ diễn ra Lễ khai mạc lễ hội du lịch biển Nghi Sơn. Cùng với đó, hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương để phục vụ du khách.

Ra mắt Chi hội hát văn, hát chầu văn huyện Thiệu Hóa
Ngày 20/4, Lễ ra mắt Chi hội hát văn, hát chầu văn huyện Thiệu Hóa đã được tổ chức. Đây là Chi hội trực thuộc Câu lạc bộ hát văn, hát chầu văn tỉnh Thanh Hóa.

Chiếu phim lưu động về thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam
Tối ngày 20/4, Trung tâm Xúc tiến du lịch và văn hóa, điện ảnh tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Nông Cống tổ chức Chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).

Có gì “hot” tại Lễ hội biển Sầm Sơn năm 2025?
Vào 20h ngày 26/4/2025, tại quảng trường biển thành phố Sầm Sơn sẽ diễn ra lễ khai mạc Lễ hội du lịch biển mang chủ đề “Sầm Sơn - Khát vọng tỏa sáng”. Sự kiện được tổ chức ngay trước kỳ nghỉ lễ 30/4, không chỉ mang đến một đêm hội nghệ thuật bùng nổ cảm xúc mà còn là nghi thức khai màn mùa du lịch hè sôi động tại phố biển năm nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.