Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh
Đến tham quan Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi kiến trúc cung đình độc đáo. Đặc biệt, tại chính điện Lam Kinh, nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng từ đôi bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ thủ công truyền thống đã để lại những trải nghiệm khó quên cho những ai một lần được đặt chân đến nơi này.
Được khởi công bảo tồn, phỏng dựng từ năm 2010, trên cơ sở nền móng, hệ thống chân tảng hiện còn, cùng với kết cấu, vật liệu xây dựng, được phục chế theo mẫu và kiểu dáng màu sắc được phát hiện tại Lam Kinh qua nhiều lần khai quật, năm 2017 chính điện Lam Kinh được hoàn thành và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào đầu năm 2022.

Sự hiện hữu của tòa chính điện được ví như linh hồn của di sản đã mang lại cho Lam Kinh một diện mạo kinh đô cổ xưa. Kiến trúc mang đậm phong cách nhà Lê, là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ và hết sức công phu, được sử dụng tới hơn 2.000m3 gỗ lim.


Hình tượng Rồng là Linh vật chủ đạo, được khắc hoạ đậm nét tại chính điện và hoàn toàn được chạm khắc theo phương pháp thủ công truyền thống.

Hoạ Sĩ - Nghệ nhân Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình Văn hóa Thanh Hóa
Hoạ Sĩ - Nghệ nhân Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình Văn hóa Thanh Hóa cho biết, theo quan niệm xưa, hình tượng rồng là hình tượng chính đối với kiến trúc cung điện. Rồng được quan niệm đó là Thiên tử, do đó, đề tài trạm khắc trang trí cung điện là chủ yếu nhấn mạnh về vai trò, quyền uy cai quản của Hoàng đế. 9 bậc thềm rồng cũng chính là tượng trưng cho 9 bậc tầng mây, quyền uy cai quản của Thiên tử. Do đó, để thiết kế công trình này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, kỹ lưỡng.
Để góp phần phỏng dựng thành công các công trình kiến trúc của Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Hoạ sĩ Hoàng Tuấn Liêm là đã giành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu, phác thảo những bản thiết kế với hoạ tiết, hình tượng đặc trưng.

Ông cũng là người có công lớn trong việc xây dựng lại đội ngũ thợ mộc thủ công lành nghề đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh cùng các công trình tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Họa sĩ - Nghệ nhân Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình Văn hóa Thanh Hóa cho biết: "Việc nghiên cứu phác thảo hình tượng rồng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, từ các vương triều trong lịch sử, được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ cha, ông, con cháu và được rèn giũa từ cái tâm của người thợ. Chúng tôi tiếp tục kế thừa tiếp nối nghệ thuật chạm trỗ điêu khắc hình tượng rồng theo phương pháp thủ công truyền thống, qua đó góp phần gìn giữ tinh hoa và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam."

Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của tỉnh Thanh Hoá, hơn 2 thập kỷ qua, hàng chục dự án đã được triển khai phục dựng như: công trình Chính Điện, các tòa Thái miếu, Nghinh môn, sân Rồng, cầu Bạch, sông Ngọc, giếng cổ và bảo vệ các lăng mộ, bia đá, cải tạo cảnh quan môi trường cùng với bảo vệ gìn giữ nguyên vẹn hệ thống rừng xanh với diện tích hơn 200 ha bao bọc, trong đó có gần 100 ha Rừng đặc dụng với hàng chục cây Di sản có tuổi đời từ 300 đến hơn 600 năm. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thực sự trở thành trọng điểm trên bản đồ du lịch của cả nước.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm
Chiều ngày 9/7, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.

Khuyến cáo du khách khi tắm biển
Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.