Đổi mới đào tạo để nhân lực logistics thích ứng với Covid-19
Tác động của Covid-19 buộc các doanh nghiệp logistics phải chuyển đổi để thích ứng. Kéo theo đó, nhà trường cũng phải đổi mới phương thức đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực phù hợp.
Nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện giá trị
Ngày 25/8, chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) tổ chức hội thảo quốc tế trực tuyến "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam hướng đến sự thích ứng trước những biến động và rủi ro" với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Phát biểu tại hội thảo, ông Brendon Brooker, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, nhận định Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung chứ không riêng gì ngành logistics.
Ông cho rằng: "Khi Covid-19 xuất hiện, chúng ta mới thấy được các chuỗi cung ứng quan trọng như thế nào, từ việc cung cấp vắc xin, vật tư y tế cho đến lương thực, thực phẩm. Covid-19 đã "đánh gãy" các chuỗi cung ứng, gây ra vô số sự cố cung ứng toàn cầu".
Ông Brendon Brooker nhận định chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực và nhân lực chất lượng cao mới có thể linh hoạt thích ứng và vượt qua những thử thách này.
Ông nói: "Để một ngành kinh doanh có khả năng ứng phó và thích ứng tốt với những thay đổi, thách thức và cơ hội đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực chuyên môn cao và tài năng".
Tham dự hội thảo, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đồng tình với ý kiến trên. Ông đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao đang là nhu cầu cấp thiết để phát triển ngành logistics Việt Nam.
Ông cho biết Việt Nam đã xác định logistics là một trong 12 ngành nghề trọng điểm sẽ được đầu tư mạnh mẽ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Theo ông Vũ Xuân Hùng, sắp tới Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia đóng ở 3 miền. Các trung tâm này sẽ mang tính dẫn dắt, định hướng đào tạo nhân lực 12 ngành nghề trọng điểm mang tầm quốc gia. Trong đó, cơ sở đào tạo nhân lực ngành logistics sẽ được đầu tư ở trung tâm đặt tại miền Nam.
Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo
Tại hội thảo, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện về thực trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam để xác định các nhóm kỹ năng cần thiết trang bị cho nhân lực ngành này.
Trên cơ sở đó, Viện đề xuất một số nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics như: hoàn thiện bộ kỹ năng nghề; nâng cao chất lượng giảng viên qua các chương trình đào tạo quốc tế; cần sự chung tay của Ba Nhà (Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp); đào tạo khả năng thích ứng với sự biến động và rủi ro...
Còn GS Hans-Dietrich Haasis (Đại học Bremen, Đức) đề nghị nghiên cứu và cải thiện chương trình đào tạo logistics dựa trên các xu hướng phát triển lĩnh vực này trên thế giới là số hóa, tự động hóa, điện khí hóa…
Giáo sư Devinder Grewal (Viện Logistics Vận tải và Hàng hải Úc) thì nhận định: "Tự động hóa và robot được thúc đẩy bởi AI, đòi hỏi sự thay đổi từ nguồn nhân lực. Cần sự phối hợp của Nhà trường, Nhà nước và Nhà doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đào tạo các kỹ năng mới, thích ứng với môi trường thay đổi".
TS Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng ban truyền thông Hiệp hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam dẫn giải chi tiết hơn: "Hiện có đến 3 yếu tố chính tác động đến công tác đào tạo nhân lực ngành logictics. Đó là nền công nghệ 4.0, quá trình hội nhập toàn cầu hóa và những biến động rủi ro mang tính hy hữu".
Theo bà, nền công nghệ 4.0 thay đổi từng ngày nên cần lao động ngành này phải giỏi công nghệ, kỹ năng số. Quá trình hội nhập toàn cầu hóa buộc lao động phải am hiểu ít nhất một ngoại ngữ. Những biến động rủi ro tác động đến ngành logistics ngày càng nhiều và covid-19 chỉ là một trong số đó.
Từ đó đặt ra yêu cầu cơ sở giáo dục đào tạo phải thay đổi phương thức và nội dung đào tạo, cần cung cấp cho người học nhiều kỹ năng hơn để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Cụ thể như phải đa dạng hóa đào tạo, tăng cường đào tạo quốc tế; Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để người học am hiểu thực tế vận hành chuỗi cung ứng; Ngoài các kỹ năng nền tảng của nghề cần phải đào tạo thêm các kỹ năng mới, ngoại ngữ, kỹ năng số…
Tùng Nguyên/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.