Đổi mới dạy và học trên nền tảng ứng dụng công nghệ
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và trong giảng dạy đã được ngành giáo dục triển khai tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, đội ngũ giáo viên đã chủ động về việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh bằng nhiều hình thức, hoát ly được các bản giáo án giấy khô khan, thay vào đó là các giáo án điện tử, các bài giảng điện tử sinh động, phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó, các tiết học và các hoạt động giáo dục với sự hỗ trợ của công nghệ đã giúp cho học sinh có hứng thú với học tập, gia tăng tính sáng tạo cá nhân.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý là việc làm thường xuyên của cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Tô Hiến Thành, Thành phố Thanh Hóa. Trong quá trình dạy học, giáo viên đã tự thiết kế bài giảng điện tử, tìm kiếm, chọn lọc các tài liệu trên mạng để phục vụ công tác giảng dạy. Đồng thời, giúp học sinh được hình thành và phát triển các năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và tương tác cùng giáo viên. Cùng với đó, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng góp phần nâng cao tinh thần học tập chủ động, học tập đi đôi với thực tiễn và phát huy tốt hơn tính sáng tạo của học sinh.


Ông Nguyễn Tài Quyển, Hiệu trưởng, Trường PTTH Tô Hiến Thành, Thành phố Thanh Hóa
Ông Nguyễn Tài Quyển, Hiệu trưởng, Trường PTTH Tô Hiến Thành, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Phát huy kết quả đã đạt được, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường".
Giờ học Tiếng Anh của cô giáo Lê Thị Cớm, trường THCS Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa được giảng dạy dưới nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, kết hợp cùng các thiết bị thông minh, kiến thức trở nên sống động hơn. Thông qua đó đã tạo ra sự hấp dẫn cho môn học, thu hút học sinh tương tác và nắm bắt bài học tốt hơn. Hiện cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều sử dụng thành thạo các phần mềm, giáo án điện tử phục vụ công tác quản lý và dạy học.

Cô giáo Lê Thị Cớm, Trường THCS Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa cho biết thêm: "Ứng dụng công nghệ thông tin rất tiện ích, hỗ trợ giáo viên soạn bài, giảng bài trên lớp thuận lợi hơn, học sinh rất hứng thú, tương tác nhiều hơn".

Bà Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng, Trường THCS Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa
Bà Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng, Trường THCS Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: "Để phát huy hiệu quả, nhà trường tăng cường kết nối giữa phụ huynh thông quan ứng dụng công nghệ thông tin. Thời gian tới nhà trường sẽ phối hợp với các đơn vị để nâng cao hiệu quả…, giúp tiết học trở nên phong phú, lôi cuốn học sinh, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục".
Năm học 2023 - 2024, toàn huyện Hoằng Hóa có 124 trường với trên 51.800học sinh. Hiện nay, 100% các nhà trường trên địa bàn huyện đã có đường truyền Internet tới từng lớp học; phòng học và các phòng chức năng đều được trang bị thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy. Với sự hỗ trợ của các phần mềm giáo dục, đội ngũ giáo viên đã nhanh chóng bắt kịp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, mạnh dạn đổi mới hình thức lên lớp bằng các bài giảng trình chiếu, mang đến cho học sinh những giờ học hấp dẫn, sinh động. Cùng với đó, nhiều phần mềm quản lý giáo dục đang được các nhà trường sử dụng hiệu quả, như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục. Đến nay, 100% giáo viên của các nhà trường đã đáp ứng tốt các tiêu chí về quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.


Ông Nguyễn Xuân Dương, Hiệu trưởng, Trường TH-THCS Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa
Ông Nguyễn Xuân Dương, Hiệu trưởng, Trường TH-THCS Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp nhà trường quản lý được tốt hơn, nắm bắt tình hình của giáo viên và học sinh. Phụ huynh cũng nắm bắt được việc học của con em mình qua ứng dụng…".

Ông Đoàn Đăng Khoa, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đoàn Đăng Khoa, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong bối cảnh ngành giáo dục đang thực hiện chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã mang lại hiểu quả tích cực từ việc nâng cao chất lượng quản lý và dạy học…".
Những năm qua, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, huyện Thọ Xuân đã quan tâm đầu tư các trang thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Từ năm 2020 đến nay, huyện Thọ Xuân đã đầu tư trên 21 tỷ đồng để mua các thiết bị dạy học như ti vi, máy vi tính, trang thiết bị phần mềm quản lý, giáo án điện tử. Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, các trường học cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề, thiết lập một giáo án điện tử; khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng của mình. Đặc biệt, việc kết nối, chia sẻ thông tin, tình hình học tập, hoạt động của học sinh tại trường với phụ huynh đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, từ đó giúp tăng cường kết nối giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.


Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng, trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng, trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian qua nhờ ứng dụng công nghệ mà việc nâng cao chất lượng giáo dục trong quản lý và học tập được tốt hơn,…".
Đặc biệt, với mục tiêu chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực, phẩm chất cho người học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, học sinh phải biết vận dụng các kiến thức sách vở áp dụng vào thực tế. Khi đó, giáo viên phải cung cấp cho học sinh nhiều thông tin khác ngoài cuộc sống và phải đọc, tìm hiểu mới có thể xây dựng được những bài giảng có hình ảnh, dẫn chứng cụ thể. Cùng với sự chủ động, tích cực đổi mới về cả nhận thức, tư duy, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ xây dựng được giáo án theo phương thức giáo án điện tử, nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi mới hình thức lên lớp bằng các bài giảng trình chiếu, mang đến cho học sinh những giờ học phong phú, sinh động, logic, sáng tạo, tận dụng được tối đa các trang thiết bị hiện đại. Điều này càng gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả của giờ dạy.


Ông Phạm Hùng Bích, Hiệu trưởng, trường THPT Hậu Lộc 1, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Hùng Bích, Hiệu trưởng, trường THPT Hậu Lộc 1, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin yêu cầu người sử dụng có kỹ năng sử dụng công nghệ. Do đó chúng tôi sẽ có những lớp đào tạo chuyên sâu để cán bộ, giáo viên quản lý có thể vận hành phần mềm hiệu quả hơn…".
Để thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong toàn ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và triển khai các nền tảng ứng dụng học liệu dùng chung trong toàn ngành giáo dục. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục. Đến năm 2030 đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, hoàn thiện nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông.

Hơn 44.800 tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến id.vn
Tên miền id.vn là không gian tên miền mới, dành riêng cho cá nhân, với ý nghĩa thể hiện bản sắc cá nhân trên không gian mạng. Tính đến hết ngày 15/4/2025, đã có 44.800 tên miền id.vn được cấp, tăng 132% so với cùng kỳ tháng 4 năm ngoái.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.