Đón đầu xu hướng đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới
Các chuyên gia kinh tế dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam cần khoảng 20 nghìn lao động ngành bán dẫn, và 10 năm tới sẽ cần 50 nghìn lao động có trình độ đại học trở lên; trong khi số nhân lực thiết kế vi mạch hiện mới chỉ có khoảng 5.000 người. Nắm bắt nhu cầu này, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Trong buổi học về thiết kế phần cứng cho vi điều khiển dành cho sinh viên cao đẳng ngành điện tử công nghiệp, trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hoá, cùng với việc tiếp thu kiến thức lý thuyết về cấu trúc vi mạch, nguyên lý hoạt động của các linh kiện bán dẫn, các sinh viên còn được thực hành với các phần mềm thiết kế mạch, tham gia các dự án nhỏ để thiết kế và chế tạo những sản phẩm có tính ứng dụng thực tế.

Thầy giáo Hoàng Văn Trường (bên trái), Trường Cao đẳng Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá
Thầy giáo Hoàng Văn Trường, Trường Cao đẳng Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Điện tử công nghiệp là nghề xu hướng mới trong tương lai, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng phù hợp để học sinh, sinh viên hiểu rõ được về nghề, công việc của mình.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn để thu hút đầu tư, phát triển vi mạch bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu được Việt Nam khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, để đón cơ hội này, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố then chốt.

Nắm bắt cơ hội từ nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở đào tạo tại tỉnh Thanh Hoá đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng học, xưởng thực hành, mua sắm các thiết bị giảng dạy hiện đại và bồi dưỡng, thu hút đội ngũ giáo viên. Một số nội dung liên quan đến công nghệ vi mạch và bán dẫn cũng đã được lồng ghép trong các ngành nghề đào tạo về điện, điện tử, công nghệ thông tin và tự động hoá.

PGS, Tiến sĩ Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức tỉnh Thanh Hoá
PGS, Tiến sĩ Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tỉnh giao cho nhà trường xây dựng đề án Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là ngành đào tạo nguồn nhân lực để đón đầu trong sự phát triển của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo".

Cùng với sự chủ động đầu tư về cơ sở vật chất và con người, các cơ sở đào tạo tại Thanh Hoá cũng chú trọng hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, để hoàn thiện chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên.

Ngày 16/7, các hội đồng thi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng 8 giờ ngày 16/7, các hội đồng thi trên cả nước sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025.

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Chiều ngày 26/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025 - 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.