Dòng chữ viết trên siêu phẩm "Tiếng thét" hé lộ điều bí mật
Dòng chữ viết bằng bút chì trên tranh đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chuyên gia mỹ thuật từ lâu, gần đây, có phát hiện mới xung quanh dòng chữ này.
Bức họa này có thể hé lộ về tình trạng sức khỏe tinh thần của danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863 - 1944). Bức họa "Tiếng thét" (thực hiện năm 1893) đã trở nên quen thuộc đối với công chúng từ hơn một thế kỷ nay. Tác phẩm cũng khiến giới chuyên gia mỹ thuật không ngừng phân tích, đưa ra những cách hiểu xung quanh một tác phẩm trứ danh.
Nhìn chung, tác phẩm này được xem như một ẩn dụ về sự khủng hoảng, về nỗi giận dữ trong sự tồn tại của con người. Tác phẩm đã đi vào văn hóa đại chúng và còn trở thành cảm hứng cho những biểu tượng cảm xúc emoji. Mới đây, giới chuyên gia hội họa lại đưa thêm một chi tiết ấn tượng mới vào những hiểu biết chung về tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của danh họa Edvard Munch.
Một dòng chữ nhỏ xíu được viết bằng bút chì ở góc trên bên trái của một trong bốn phiên bản của bức "Tiếng thét" đề rằng: "Chỉ có thể được vẽ nên bởi một người điên". Dòng chữ này từ lâu đã là chủ đề của những cuộc tranh cãi, bàn luận trong giới chuyên gia về việc ai là người viết ra dòng chữ này.
Ban đầu, người ta cho rằng dòng chữ này được viết bởi chính danh họa, nhưng về sau, người ta lại cho rằng đó là do một người nào đó khác viết lên. Nhưng một phân tích mới đây được tiến hành bởi các chuyên gia tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy tin rằng dòng chữ này thực sự do chính họa sĩ Edvard Munch viết nên.
Bà Mai Britt Guleng, một chuyên gia về các tác phẩm của danh họa Munch, hiện đang làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy, đã nghiên cứu về dòng chữ viết bằng bút chì này từ lâu, sau nhiều năm tháng cùng các cộng sự phân tích chuyên sâu về dòng chữ này, cuối cùng, bà kết luận rằng đây chính là dòng chữ viết tay của danh họa Edvard Munch.
Người ta đã phát hiện ra dòng chữ này từ năm 1904. Bà Guleng tin rằng dòng chữ này có thể tiết lộ nhiều điều về trạng thái tinh thần của danh họa. Các chuyên gia ban đầu cũng tin rằng dòng chữ này đã được ông Munch viết lên tranh hồi năm 1895, sau khi tham gia một cuộc gặp mặt, tại đây, một sinh viên y khoa đã nói rằng tác phẩm "Tiếng thét" chỉ có thể được vẽ nên bởi... một người điên.
Bà Guleng nhận định: "Hành động viết lên tranh thể hiện nhiều điều, nó vừa là sự hài hước, dí dỏm, vừa là sự thành thật về tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn của ông Munch.
"Ông Munch thực ra rất nghiêm túc trong việc nhìn nhận về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình, ông rất đau khổ bởi trong gia đình ông vốn có những thành viên có vấn đề tâm thần, ông rất lo lắng về điều đó và thường cho thấy bản thân ông cũng rất quan tâm tới chuyện này".
Ông Munch đã nhiều lần đề cập lại về cuộc gặp hồi năm 1895 trong những lá thư của mình. Bà Guleng tin rằng danh họa Munch còn bị ám ảnh về bệnh tật sau khi phải chứng kiến người chị gái qua đời vì căn bệnh lao phổi, sau này, mẹ ông cũng suy sụp sức khỏe vì cùng căn bệnh này.
Bà Guleng nhận định đây chính là những dấu hiệu khiến người ta có thể tin rằng danh họa Edvard Munch đã viết dòng chữ bằng bút chì trên tranh, như một hành động hài hước để tự ông đối diện với những chỉ trích xung quanh tác phẩm của ông, cũng như là cách để ông đối diện với những khốn cùng trong nội tâm mình, những vấn đề tâm lý vốn đã xuất hiện ở ông từ thời điểm ấy.
Bà Guleng nhận định: "Đối với ông Munch, việc ông cần phải tự kiểm soát, tự hiểu được mình cũng như cách người khác hiểu về ông rất quan trọng. Dòng chữ bút chì có thể là một hành động khiến ông có cảm giác mình nắm được quyền kiểm soát, bởi những người khác khi ấy đã nói rằng ông bị điên, việc ông viết dòng chữ bút chì lên tranh giống như kiểu: Ừ, tôi sẽ gây cười từ điều họ nói".
Nhìn chung, dòng chữ này thường không được quan tâm đến và vốn vẫn được mặc định là do danh họa Munch viết lên tranh, cho tới năm 2008, chuyên gia hội họa người Na Uy - ông Gerd Woll tin rằng đây không phải dòng chữ do ông Munch viết, lúc bấy giờ, những cách nhìn nhận và luồng ý kiến trái chiều mới bắt đầu phân tách ra.
Bà Guleng và các cộng sự đã sử dụng công nghệ để phân tích nét chữ trên tranh với nét chữ của danh họa Munch trong các lá thư để đi tới kết luận rằng đây chính là chữ của ông Munch.
Tới đây, bức họa này sẽ được trưng bày trong tòa nhà mới xây của Bảo tàng Quốc gia Na Uy, nằm ở Oslo, dự kiến công trình khánh thành vào năm 2022.
Tại đây, tác phẩm sẽ được trưng bày bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng khác của vị danh họa, như bức "Madonna", "Vũ điệu cuộc sống", "Tự họa với điếu thuốc" trong một phòng trưng bày dành riêng để tôn vinh các tác phẩm của danh họa Edvard Munch.
Nhìn chung, các chuyên gia hội họa nghiên cứu về sự nghiệp của Edvard Munch (1863 - 1944) đều hiểu rằng ông vốn biết rất rõ về những bất ổn trong sức khỏe tinh thần của mình, và Munch càng phải chịu áp lực nhiều hơn bởi cách nhìn nhận của người đương thời đối với vấn đề này, bởi khi ấy người ta vẫn còn nhiều kỳ thị khắc nghiệt.
Bích Ngọc/ Dân trí
Đọc thêm

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đón gần 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với cùng kỳ , đạt 65,6% kế hoạch năm 2025.

Ra mắt cuốn sách lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 - 2024
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách "Lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 – 2024".

Bản tin Du lịch 26/6: Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố
Bản tin Du lịch 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Diễn đàn Quốc gia 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong Công nghiệp Văn hóa và Du lịch Việt Nam”. - Gần 60 triệu lượt hành khách qua các sân bay Việt Nam trong 6 tháng đầu năm - Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

Gấp rút hoàn thành Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Thanh Hoá
Chính thức khởi công vào trung tuần tháng 5 năm 2024, sau hơn 1 năm, Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP.Thanh Hoá đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.

Thanh Hoá đón gần 10,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm
Chiều 24/6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị đánh giá công tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Khai mạc trại sáng tác văn học trẻ năm 2025
Sáng ngày 23/6, tại thị trấn Hậu Lộc, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác văn học trẻ năm 2025.

Khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển
Ngày 23/6, tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân đã tổ chức lễ khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP là thúc đẩy phát triển các ngành nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trải nghiệm đã và đang là hướng đi bền vững mà một số chủ thể lựa chọn.

Thanh Hoá sôi động các sự kiện hè 2025
Mùa du lịch hè 2025, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sức hút mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và trải nghiệm du lịch đặc sắc diễn ra tại nhiều địa phương. Sự phong phú về sản phẩm cùng cách tổ chức linh hoạt của nhiều tổ hợp nghỉ dưỡng và khu du lịch quy mô lớn đã và đang đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn, sôi động hàng đầu mùa hè này.

Bản tin Văn hóa 20/6/2025
Bản tin Văn hóa 20/6/2025 có những nội dung chính sau: - Công diễn vở ballet kinh điển "Don Quixote" tại Việt Nam -Thanh Hóa: Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - “Giữ lửa nghề làm báo” – một hành trình lặng thầm nhưng đầy bản lĩnh của những người làm báo xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.