Động đất Myanmar: Thương vong không ngừng tăng, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế viện trợ khẩn cấp
Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Myanmar cho biết, tính đến hết ngày 29/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra tại nước này một ngày trước đó đã khiến gần 1.700 người thiệt mạng, gần 3.400 người bị thương và 68 người mất tích. Hiện tại, công tác cứu hộ cứu nạn đang được khẩn trương tiến hành. Cùng với đó, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng đang gia tăng hỗ trợ khẩn cấp cho quốc gia Đông Nam Á này.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra vào buổi trưa ở độ sâu khoảng 10km, được đánh giá là nông. 12 phút sau, một trận động đất mạnh 6,7 độ ở cùng độ sâu xảy ra ở phía Nam trận động đất đầu tiên. Trận động đất đã phá hủy các tòa nhà, làm sập cầu và làm cong vênh đường sá trên khắp Myanmar, trong đó thiệt hại lớn nhất được ghi nhận ở Mandalay - thành phố lớn thứ hai của đất nước này và là nơi sinh sống của hơn 1,7 triệu người.
Số người chết tới nay đã lên đến 1.644 người và con số thương vong được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, theo mô hình dự báo của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, có 24% khả năng số người chết ở Myanmar có thể lên tới 10.000 người và 35% khả năng con số này có thể tăng lên 100.000 người. Ngoài ra, cũng có 32% khả năng số người tử vong có thể vượt qua ngưỡng 100.000 người. Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, những người trong các khu vực bị ảnh hưởng hầu hết sống trong các khu nhà dễ bị ảnh hưởng nặng bởi động đất.
Trong lúc này, các đoàn cứu trợ nước ngoài đầu tiên đã đến Myanmar để giúp nước này khắc phục hậu quả sau trận động đất kinh hoàng vừa qua. Khẳng định tình hữu nghị sâu sắc và lâu dài với Myanmar, Trung Quốc cho biết một đội cứu hộ và y tế gồm 37 thành viên của nước này là nhóm cứu hộ quốc tế đầu tiên đến Myanmar. Một số nước khác, trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Malaysia cũng thông báo gửi các đội cứu hộ và viện trợ nhân đạo tới Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Đáng chú ý, Thái Lan, quốc gia láng giềng của Myanmar vốn cũng chịu hậu quả nặng nề từ trận động đất với ít nhất 10 người thiệt mạng, cũng cho biết sẽ cử một đội tìm kiếm và cứu hộ cùng với nhân viên y tế và vật tư sang Myanmar trong ngày hôm nay 30/3.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc đã phân bổ một khoản quỹ khẩn cấp trị giá 5 triệu USD cho Myanmar để cứu trợ động đất, trong khi xác định các nhu cầu bổ sung và điều phối hoạt động ứng phó. Liên minh châu Âu cũng đã cam kết 2,5 triệu euro (2,7 triệu USD) viện trợ khẩn cấp ban đầu dành cho Myanmar.

8 năm sau ngày Anh bắt đầu tiến trình Brexit
Cách đây 8 năm, vào ngày 29/3/2017, nước Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử EU, một quốc gia thành viên quyết định “ra đi”.

Hàn Quốc đẩy mạnh nỗ lực ứng phó cháy rừng nghiêm trọng
Ngày 27/3, Hàn Quốc tiếp tục huy động các lực lượng tham gia không chế những vụ cháy rừng nghiêm trọng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, trong bối cảnh dự báo sẽ có mưa nhỏ trên toàn khu vực.

Tổng thư ký NATO: Mỹ và châu Âu không đơn phương hành động
Ngày 26/3 Phát biểu tại Trường Kinh tế Warsaw khi đang ở thăm Ba Lan, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nhấn mạnh, Mỹ cần các nước châu Âu tăng cường vấn đề an ninh và liên minh phải trở nên công bằng hơn.

Bank of America nâng dự báo giá vàng năm 2025 và 2026 lên 3.063 USD/ounce và 3.350 USD/ounce
Trong một báo cáo công bố ngày 26/3, Ngân hàng Bank of America đã tăng dự báo giá vàng trung bình cho năm 2025 và 2026, đồng thời nhấn mạnh sự bất ổn từ các chính sách thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn.

Liên hiệp quốc: Israel nối lại các hoạt động quân sự, 142.000 người ở Gaza phải di dời trong một tuần
Liên hiệp quốc ngày 26/3 cho biết, việc Israel nối lại các hoạt động quân sự ở Dải Gaza đã khiến 142.000 người phải di dời chỉ trong bảy ngày. Cơ quan này đồng thời tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng cạn kiệt nguồn viện trợ nhân đạo.

Sudan: Tổng tư lệnh quân đội tuyên bố giải phóng thủ đô Khartoum khỏi RSF
Ngày 26/3, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) tướng Abdel Fattah al-Burhan đã đến Phủ Tổng thống ở thủ đô Khartoum và chính thức tuyên bố thủ đô đã được giải phóng khỏi Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự. Đây được xem như một thắng lợi quân sự lớn, mặc dù cuộc chiến tranh tổng thể vẫn chưa kết thúc tại quốc gia châu Phi nghèo đói này.

Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trên Biển Đen
Ngày 26/3, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric nhận định thỏa thuận về tự do hàng hải trên Biển Đen nhằm bảo vệ tàu dân sự và cơ sở hạ tầng tại cảng "sẽ là đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực và chuỗi cung ứng toàn cầu". Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mỹ thông báo đã đạt thỏa thuận riêng rẽ với Nga và Ukraine về ngừng tấn công trên Biển Đen.

Hạ viện Đức nhiệm kỳ mới lần đầu nhóm họp
Quốc hội liên bang (Bundestag) ở Đức vừa bắt đầu họp phiên đầu tiên của khóa mới, hơn một tháng sau khi nước này tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.

Conference Board: Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
Trong bối cảnh, Tổng thống Donald Trump đang triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế, Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board (CB) vừa công bố cho thấy, lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm.

Liên hợp quốc kêu gọi nới lỏng trừng phạt đối với Syria
Mới đây, các quan chức Liên hợp quốc đã kêu gọi nới lỏng “nhanh chóng và rộng rãi” các lệnh trừng phạt đối với Syria, đồng thời hối thúc hành động quốc tế khẩn cấp -để hỗ trợ quá trình chuyển đổi chính trị mong manh, và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang leo thang ở nước này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.