Đột phá liệu pháp gen giúp bệnh nhân hết liệt
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp điều trị mới cho những con chuột bị liệt và thấy rằng chuột được điều trị có thể dùng chân để nhặt các viên đường.
Nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh tại King's College London, đã được nhận xét là “đáng phấn khởi” và “thay đổi cuộc sống”. Đây là trong những bằng chứng “hấp dẫn” cho thấy người bị liệt có thể phụ hồi cử động của cánh tay và bàn tay.

Chấn thương tủy sống
Ước tính có 40.000 người Anh và 350.000 người Mỹ đang bị chấn thương tủy sống.
Bệnh nhân thường mất khả năng thực hiện các hành động hàng ngày đòi hỏi phổi hợp cử động bàn tay, ví dụ như cầm bàn chải đánh răng.
Lấy lại chức năng bàn tay là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân và điều này sẽ cải thiện đáng kể sự độc lập và chất lượng cuộc sống của họ.
Sau một chấn thương tủy sống, mô sẹo sẽ hình thành ngăn chặn các kết nối mới được tạo ra giữa các tế bào thần kinh.
Hiện không có cách điều trị tái tạo - nhưng nghiên cứu mang lại hy vọng về một cách để giúp bệnh nhân lấy lại chức năng.
Bằng chứng “đáng phấn khởi”
GS. Elizabeth Bradbury, người đứng đầu nghiên cứu, nói: "Chúng tôi thấy việc phục hồi loại chức năng này thực sự rất đáng phần khởi".
Bà cũng cho biết đối với nhiều bệnh nhân chấn thương tủy sống, “ưu tiên cao nhất” của họ là lấy lại chức năng bàn tay.
"Có thể cầm tách cà phê, giữ bàn chải đánh răng, những điều như vậy sẽ làm tăng đáng kể chất lượng sống và sự độc lập của họ", bà nói thêm.

Nghiên cứu được thực hiện như thế nào?
Chuột và người sử dụng chuỗi cả động tương tự nhau khi với và cầm nắm đồ vật.
Chuột bị chấn thương tủy sống rất giống với chấn thương mà người hay bị trong các vụ tai nạn xe hơi và ngã được áp dụng liệu pháp gen.
Kỹ thuật thử nghiệm này khiến các tế bào của chuột tạo ra một loại enzyme, gọi là chrondroitinase, phá vỡ mô sẹo.
Liệu pháp sử dụng trong thử nghiệm, được công bố trên tạp chí y khoa Brain, có thể được hoạt hóa và bất hoạt bởi một loại kháng sinh thông thường.
Họ đã tìm thấy gì?
Các nhà nghiên cứu thấy rằng sau 2 tháng, những con chuột được điều trị bằng liệu pháp gen có thể với và giữ các viên đường bằng bàn chân.
Họ cũng phát hiện ra sự gia tăng đáng kể trong hoạt động ở tủy sống của chuột, gợi ý các kết nối mới đã được hình thành bởi các tế bào thần kinh.
GS Bradbury nói: “Điều thú vị với cách tiếp cận này là chúng ta có thể kiểm soát chính xác thời gian điều trị bằng cách sử dụng một “công tắc” gen.
“Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tập trung vào lượng thời gian tối ưu cần thiết để phục hồi. Liệu pháp gen có thể điều trị cho những vùng tủy rộng chỉ với một mũi tiêm”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo liệu pháp gen chưa sẵn sàng cho người vì một lỗi trong điều trị.
Nghiên cứu cho thấy một phần gen nhỏ vẫn hoạt động - ngay cả khi liệu pháp đã được tắt. Họ hy vọng sẽ bất hoạt được gen này.
Tơ tằm có thể sửa chữa tủy sống?
Tơ tằm có thể giúp sửa chữa tủy sống bị tổn thương nhờ tạo ra một loại vật liệu đóng vai trò “giá đỡ”.
Một nhóm các nhà nghiên cứu người Anh thấy rằng tơ từ kén tằmđược làm sạch và tiệt trùng có những đặc tính thích hợp để sửa chữa cột sống.
Một phiên bản cải tiến của loại vật liệu nhẹ này có thể hỗ trợ dây thần kinh mọc qua vùng bị tổn thương.
Tiến sĩ Fritz Vollrath, từ Đại học Oxford, cho biết đây là phát hiện “quan trọng và thú vị nhất” từng được tiến hành về giá trị của tơ tằm.
Cẩm Tú/Dân trí
Theo DM
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè
Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.