Dự án đường dây 500KV mạch 3: Nâng cao vai trò chỉ đạo của cấp ủy trong công tác giải phóng mặt bằng
Dư án đường dây 500KV mạch 3 từ Qảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có chiều dài hơn 500km, trong đó đoạn qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài trên 132km với 299 móng cột, 137 khoảng néo. Đây là dự án đặc biệt quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vì thế Thủ tướng Chính Phủ đã yêu cầu dồn lực để gấp rút thi công, hoàn thành công trình trong thời gian hơn nửa năm. Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cao, huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó đặc biệt phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.
Dự án đường dây 500KV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên là dự án cung ứng điện quan trọng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Việc hoàn thiện dự án sẽ giúp tăng công suất truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc từ 2.200 MW lên 5.000 MW nhằm giải quyết khó khăn trong cung ứng điện cho miền Bắc. Xuất phát từ ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải tập trung, dồn lực để hoàn thành dự án trong tháng 6 năm 2024 tức là chỉ sau hơn 6 tháng dự án được phê duyệt.
Thời gian triển khai thi công dự án đã thần tốc, thời gian giải phóng mặt bằng còn gấp rút hơn vì công tác giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước, việc bàn giao mặt bằng phải được thực hiện sớm để đảm bảo tiến độ thi công theo kế hoạch đã đề ra.
Tại Thanh Hoá, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đi qua 11 huyện, thị xã với chiều dài 131 km bao gồm 299 vị trí chân móng cột và 137 khoảng néo. Toàn tỉnh có 268 hộ bị ảnh hưởng đất ở, nhà ở; trong đó có 81 hộ phải tái định cư; ngoài ra còn có diện tích đất rừng, đất sản xuất và nhiều công trình hạ tầng khác, khối lượng giải phóng mặt bằng là rất lớn. Để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tất yếu phải huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, sự ủng hộ, đồng thuận của người dân từ nhận thức đến hành động, tạo nên sức mạnh to lớn để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng cho dự án.
Xác định công tác giải phóng mặt bằng có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án, ngay từ đầu, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai công tác này một cách bài bản, chủ động, với tinh thần quyết liệt và quyết tâm cao nhất. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các huyện, thị xã có đường dây đi qua đã ra nhiều văn bản chỉ đạo, UBND các cấp ban hành các văn bản điều hành, vì một mục tiêu chung là sớm bàn giao mặt bằng sạch phục vụ thi công dự án.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương có dự án đi qua đã xuống hiện trường, nắm bắt tình hình thực tế, gặp gỡ, đối thoại, vận động Nhân dân, trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ đó nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân.Các địa phương nơi thực hiện dự án đã tổ chức họp dân, trao đổi, công khai phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, của tỉnh, huyện Như Thanh đã tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường dây 500KV mạch 3. Chúng tôi đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng do đồng chí Bí thư làm trưởng ban, Chủ tịch UBND làm phó trưởng ban giao nhiệm vụ cho các thành viên ban trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng. Hàng tuần chúng tôi họp giao ban, đánh giá kết quả và giải quyết các vướng mắc. Chúng tôi cũng chỉ đạo các địa phương có đường dây đi qua, Công an huyện Như Thanh và Mặt trận tổ quốc làm tốt công tác vận động tuyên truyền để Đảng ủy và Nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của dự án để Nhân dân đồng thuận".
Xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn có gần 6km đường dây đi qua nhưng có đến 19 móng cột, diện tích giải phóng mặt bằng hơn 5 ha. Bước vào thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, cấp ủy, chính quyền xã Tân Trường đã xác định đây là nhiệm vụ rất lớn và khó khăn, do dự án đi qua nhiều điểm là đồi núi, địa hình khó khăn. Đặc biệt, việc xác định nguồn gốc đất không đơn giản do phải đảm bảo chính xác, tránh các trường hợp thắc mắc, khiếu kiện. Ông Phạm Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: cấp ủy đã chỉ đạo thành lập các tổ công tác, huy động các đoàn thể vào cuộc để tuyên truyền, vận động Nhân dân. Giai đoạn thực hiện công tác xác định nguồn gốc đất thường xuyên tổ chức họp dân, ai không đến dự được, các tổ sẽ trực tiếp đến tận nhà gặp gỡ, tuyên truyền.
Gia đình ông Đỗ Văn Tư, ở thôn Tây Sơn, xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn có gần 2.300 m2 đất lâm nghiệp cần giải phóng mặt bằng để thi công chân móng cột và làm hành lang tuyến Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa. Được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, gia đình ông Tư đã nắm được chủ trương, ý nghĩa của dự án, nên đã thống nhất nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng từ trước Tết Nguyên đán. Ông Đỗ Văn Tư chia sẻ: "Gia đình tôi được tuyên truyền, vận động nên thấy rõ tầm quan trọng, lợi ích to lớn của dự án đối với đất nước. Bên cạnh đó, trong quá trình giải phóng mặt bằng, công tác kiểm kê được tiến hành rất cẩn thận, chúng tôi rất đồng thuận với phương án các cấp, các ngành đưa ra".
Chính sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị đã tạo nên sức mạnh to lớn để tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng mặt bằng. Theo đó, đến ngày 30/4/2024, Thanh Hóa đã hoàn thành việc bàn giao mặt bằng toàn bộ 299 vị trí móng cột. Đến ngày 30/5, bàn giao 100% mặt bằng sạch toàn tuyến để đảm bảo mặt bằng thông suốt, đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Khi sức mạnh của hệ thống chính trị được phát huy, người dân hiểu được ý nghĩa, giá trị của dự án, khó khăn cho dù lớn đến mấy cũng được vượt qua.
Tại thị xã Nghi Sơn, dự án đường dây 500KV mạch 3 đi qua địa bàn với chiều dài hơn 19km với tổng số 44 móng cột, diện tích giải phóng mặt bằng hơn 55ha. Ban đầu triển khai công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi cơ bản là đa số người dân thuộc diện chịu ảnh hưởng đã hiểu và đồng thuận rất cao với chủ trương triển khai thực hiện dự án của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng thực hiện các bước quy trình thu hồi đất. Tuy nhiên vẫn còn có một số hộ dân còn băn khoăn thắc mắc, thậm chí gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, buộc phải xây dựng phương án cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên sau khi được tuyên truyền giải thích cũng như được giải quyết đầy đủ quyền, lợi ích theo quy định của pháp luật, các hộ dân thuộc diện ảnh hưởng đã tự nguyện bàn giao mặt bằng, giúp thị xã Nghi Sơn không phải thực hiện các phương án cưỡng chế thu hồi đất. Có được kết quả đó, chính là nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể từ đó nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân.
Ông Trịnh Xuân Phú, Bí thư Thị ủy thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có thể nói, đến thời điểm này nhiệm vụ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường dây 500KV mạch 3 đã được thị xã Nghi Sơn hoàn thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ban Thường vụ TỈnh ủy. Qua đây chúng tôi cũng rút được các kinh nghiệm. Thứ nhất là khi tập trung giải quyết công việc theo chỉ đạo phải xác định ngay trách nhiệm từ đầu, nói như tinh thần Thủ tướng không ngại khó, không bàn lùi, chỉ bàn làm và cũng xác định thành lập được tổ công tác theo nhiệm vụ, phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị của thị xã. Trong quá trình thực hiện, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động và kịp thời tháo gỡ khó khăn, cũng như đề nghị các cấp có thẩm quyền trong việc tháo gỡ khó khăn cho nên cũng nhận được sự đồng thuận rất cao của Nhân dân trên địa bàn trong việc bàn giao và ủng hộ thi công dự án".
Vai trò của các cấp ủy tỉnh Thanh Hóa trong quá trình triển khai dự án đường dây 500KV mạch 3 không chỉ dừng lại ở công tác giải phóng mặt bằng. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của người dân Thanh Hóa còn được thể hiện thông qua việc lan tỏa những hoạt động thiết thực hỗ trợ các lực lượng thi công đang ngày đêm thi đua vượt nắng, thắng mưa để làm nên kỳ tích về tiến độ, khẳng định một lần nữa về tinh thần: trên chỉ đạo quyết liệt, dưới tích cực làm theo.
Nhiệm vụ thi công công trình đường dây 500 KV mạch 3 đang từng ngày bứt tốc về đích. Có chuyên gia đã ví von, nếu như đường dây 500 kV mạch 1 là cuộc hành quân Nam tiến để đưa điện từ Bắc vào Nam thì lần này, đường dây 500kV mạch 3 lại là cuộc hành quân Bắc tiến - đưa điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc trong bối cảnh nguồn cung điện cho miền Bắc cao điểm mùa nắng nóng gặp nhiều khó khăn. Công trình sẽ ghi dấu ấn quan trọng, thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn, khát vọng mãnh liệt về một đất nước Việt Nam thịnh vượng. Trong vinh dự lớn lao đó có một phần dấu ấn là sự đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa.
Huyện Nga Sơn lan tỏa phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn
Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và người sử dụng đất đối với công tác hiến đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, việc hiến đất để mở rộng đường đã trở thành một phong trào rộng khắp ở nhiều khu dân cư, được đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.