Dự án Khu đô thị Đồng Mai: Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2611/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 (Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000). Hiện đơn vị được thành phố giao lập quy hoạch và chủ đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong công tác GPMB để triển khai dự án theo đúng tiến độ.

Phối cảnh minh họa quy hoạch
Điều chỉnh quy hoạch đúng quy định
Theo QĐ số 2611/QĐ-UBND, khu đất nghiên cứu lập quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 (điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000) thuộc địa giới hành chính của các phường Đồng Mai, Phú Lãm, Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
Phía Đông Bắc giáp đường vành đai 4; phía Tây Bắc giáp khu vực dân cư của phường Yên Nghĩa, khu đất dịch vụ phường Đồng Mai và quốc lộ 6; phía Đông Nam giáp cụm công nghiệp Thanh Oai và xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai; phía Tây và Tây Nam giáp khu đất dịch vụ phường Đồng Mai; phía Nam giáp xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai. Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 226ha, dân số khoảng 19.500 người.
Khu vực lập Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai bao gồm hai khu: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai, quận Hà Đông, ranh giới, quy mô diện tích các khu chức năng sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 (Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000), tuân thủ chỉ tiêu Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được duyệt, phù hợp Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành, Nghị định số 100/2015/NĐ- CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội quy định về tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Các chức năng chính trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm: đất công cộng TDTT TP Hà Nội, khu ở, đất hỗn hợp, đất cây xanh TDTT TP Hà Nội, khu ở, đất trường Trung học phổ thông, đất bãi đỗ xe tập trung; đất đơn vị ở (bao gồm đất công cộng đơn vị ở, đất cây xanh TDTT đơn vị ở, nhóm nhà ở, đất trường Tiểu học, đất trường Trung học cơ sở, đất trường Mầm non, đất nhà ở thấp tầng, đất giao thông...); đất hạ tầng kỹ thuật.
Các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được đề xuất trong Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 (Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai) phù hợp với Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam và các quy định của pháp luật hiện hành.
Sớm tháo gỡ vướng mắc để dự án triển khai đúng tiến độ
Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai rất được trông đợi bởi dự án này đã được triển khai từ hơn 10 năm trước nhưng gặp nhiều vướng mắc cả chủ quan và khách quan dẫn tới hiện nay vẫn trong hiện trạng tiếp tục điều chỉnh quy hoạch.

Lý giải sự chậm trễ này, Công ty Phong Phú, đại diện chủ đầu tư đồng thời cũng chính là đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao thực hiện việc tổ chức nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cho biết, tháng 6/2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) quyết định thu hồi 225ha đất tại các xã Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, Hà Đông giao Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú thuê để đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư Cụm Công nghiệp Đồng Mai.
Tuy nhiên, sau sáp nhập tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội có chủ trương di rời các khu công nghiệp ra khỏi khu vực phát triển đô thị. Do đó, dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai không còn phù hợp về chủ trương quy hoạch. Vì vậy, Chính phủ cũng như thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trường cho phép điều chỉnh quy hoạch Cụm Công nghiệp Đồng Mai từ chức năng Công nghiệp sang chức năng khu đô thị.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 4589/QĐ-UBND ngày 7/9/2009 về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai tỉ lệ 1/2000. Tuy nhiên, cùng với 240 dự án khác, dự án Đồng Mai phải “nằm chờ” quy hoạch chung thủ đô. Tháng 8/2013, quy hoạch chung thủ đô được phê duyệt, dự án Đồng Mai được tái khởi động, đến tháng 5/2015 dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
“Bình thường sau khi phê duyệt quy hoạch, chủ đầu tư sẽ thực hiện các công đoạn tiếp theo nhưng do công tác GPMB khó khăn, nhiều tồn tại nên thời điểm năm 2015 đến nay chúng tôi không thể triển khai các khâu tiếp theo mà vẫn chỉ tập trung cao nhất cho khâu GPMB”, đại diện công ty Phong Phú cho biết.
3 năm sau, công ty Phong Phú tiếp tục nỗ lực tháo gỡ vướng mắc cùng chính quyền địa phương trong công tác GPMB để dự án được triển khai thì lúc này quy hoạch được phê duyệt năm 2015 đã không phù hợp và cộng với tình hình thực tế. “Theo quy hoạch được phê duyệt năm 2015, dự án có mật độ dân cư thấp nhưng tới năm 2018 hạ tầng giao thông phát triển, tuyến đường sắt trên cao nhà nước đầu tư gần 1 tỷ đô la Mỹ có điểm cuối cách dự án chỉ vài trăm mét, do đó chúng tôi nhận thấy để khai thác hiệu quả hơn giá trị đất cũng như tận dụng được đường sắt trên cao, giảm tắc đường nội đô rất có ý nghĩa trong bối cảnh đô thị nén hiện tại nên chúng tôi có đề xuất thành phố xin điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng mật độ dân cư, khai thác hiệu quả quỹ đất, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường hơn”, đại diện công ty Phong Phú cho biết.
Trên cơ sở đề xuất của công ty Phong Phú, ngày 30/10/2017 thành phố Hà Nội đã đồng ý chủ trương cho phép điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở sinh thái Đồng Mai. Ngày 29/5/2018 thành phố có quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với đơn vị tư vấn, các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp thực hiện các bước điều chỉnh Quy hoạch. Việc điều chỉnh quy hoạch được xác định đúng quy định, đúng Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng.
Trước những băn khoăn về việc quy hoạch điều chỉnh có làm giảm diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội so với quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt từ năm 2015 hay không, đại diện chủ đầu tư khẳng định trong quy hoạch điều chỉnh chủ đầu tư không thay đổi quỹ đất nhà ở xã hội.
Hiện ngoài việc “nằm chờ” điều chỉnh quy hoạch 1/500, dự án còn “mắc” ở chỗ chưa GPMB xong. Trong số 225 ha đất được giao, còn khoảng hơn 2,8 ha chưa được GPMB. Đáng nói, diện tích chưa GPMB chính là lối vào của dự án do đó hiện dự án không có đường vào để thi công.
“Nguyện vọng của chúng tôi là sớm được tháo gỡ vướng mắc trong công tác GPMB để có thể sớm triển khai dự án sau nhiều năm đã đổ rất nhiều công sức, tiền của vào dự án này”, đại diện công ty Phong Phú cho biết.
Vân Hà/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.

Điện năng thương phẩm tháng 4 tăng 13,4% so với cùng kỳ
Theo thống kê từ Sở Công Thương, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4 năm 2025 đạt khoảng 1,43 tỷ kWh, tăng 1,05% so với cùng kỳ và tăng 18,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, điện năng thương phẩm tháng 4 đạt khảng 728,7 triệu kWh, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá duy trì đà tăng trưởng
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, song hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.