du lịch sinh thái
Những điểm du lịch sinh thái trong lòng thành phố
Giữa thành phố náo nhiệt, có những không gian xanh yên bình đang được đưa vào phát triển du lịch sinh thái, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm ấn tượng, khó quên.
Diễn đàn giao lưu "Nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi"
Tối ngày 6/12, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn đàn giao lưu "Nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024". Tham dự chương trình có 338 đại biểu nông dân tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh.
Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm và du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024
Chiều 6/12, tại huyện Thường Xuân, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm và du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các tổ chức hội doanh nghiệp, hội du lịch, đơn vị lữ hành, nhà phân phối kinh doanh hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Pù luông - Điểm đến bốn mùa
Khu du lịch Pù luông, huyện Bá Thước không chỉ được biết đến là khu du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn vào những ngày hè oi bức, mà nơi đây đang trở thành điểm đến 4 mùa của xứ Thanh. Tận hưởng cảm giác bình yên, thư thái, tái tạo năng lượng - Pù Luông đang thực sự là một lựa chọn tuyệt vời của du khách.
Bức tranh thủy mặc giữa núi rừng
Nằm ẩn mình giữa thiên nhiên hoang sơ và huyền bí, thác Voi – Thạch Thành đẹp tựa 1 bức tranh thủy mặc mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất và người xứ Thanh.
Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch
Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái
Thanh Hóa hiện có trên 648 nghìn ha đất có rừng, trong đó có 393 nghìn ha rừng tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, là nơi tập trung và phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, những năm qua, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Cúc Phương là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024
Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vừa được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới vinh danh là “Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024.
Thành phố Thanh Hóa nhộn nhịp dịp lễ Quốc khánh
Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, thành phố Thanh Hóa còn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá. Khám phá những nét độc đáo của đô thị Thanh Hóa được khá nhiều người lựa chọn vào dịp lễ Quốc khánh.
Thanh Hóa: Các khu điểm du lịch thu hút khách
Hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thanh Hóa thu hút rất nhiều Nhân dân và du khách. Các khu điểm du lịch có các dịch vụ vui chơi, giải trí, lượng khách càng lớn hơn.
Bản Bút làm du lịch
Được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi đẹp, gắn liền với bản sắc riêng, bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa đã và đang được biết đến là điểm du lịch sinh thái cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Khơi dậy tiềm năng du lịch cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn Nam Động
Ngoài hệ thống rừng nguyên sinh chứa đựng sự đa dạng sinh học cao, vùng đệm của Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây chính là điều kiện thuận lợi, để chính quyền các địa phương và Khu bảo tồn Nam Động phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng.
Nâng cao chất lượng lưu trú để phát triển du lịch Thanh Hóa
Dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh quyết định chất lượng và thương hiệu du lịch của một địa phương bất kỳ. Tại Thanh Hóa, thời gian qua, đúng với thông điệp trong slogan du lịch của tỉnh "Hương sắc bốn mùa" mang tinh thần du lịch thân thiện hấp dẫn suốt quanh năm, các cơ sở lưu trú trên địa bàn đã tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách gần xa.
Quảng Xương phát huy thế mạnh phát triển du lịch biển
Với đường bờ biển dài trên 12 km, bãi cát thoải dài và đẹp, hải sản tươi ngon, phong phú, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá để huyện Quảng Xương tập trung khai thác, đầu tư phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thanh Hóa xây dựng các điểm đến du lịch xanh bền vững
Với quan điểm phát triển du lịch phải hướng tới bền vững, bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội; đồng thời, chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng bản sắc văn hóa, gìn giữ giá trị lịch sử, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường... Đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng có nhiều “điểm đến xanh”, mang đến không gian thoải mái và nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.