Dữ liệu quốc gia về dân cư là "trái tim" của Chính phủ số
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được coi là dữ liệu gốc, nền tảng, "trái tim" của Chính phủ số, giúp kết nối, chia sẻ thông tin dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Với tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, hai dự án lịch sử của đất nước "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" và "Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân" đã đạt được những kết quả quan trọng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Liên quan đến nội dung trên, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Dubai - Chính phủ đầu tiên trên thế giới không cần giấy tờ
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, trên thế giới, nhiều quốc gia đã tiên phong và đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện chính phủ điện tử như Đan Mạch, Hàn Quốc, Singapore, Nga, Đức, Anh, Pháp, Estonia... Trong đó, Đan Mạch được đánh giá là quốc gia rất thành công trong việc xây dựng chính phủ điện tử, luôn nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về chính phủ điện tử. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng thuộc nhóm nước đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử. Những thành công tiêu biểu của Singapore là việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung, tích hợp tất cả các dịch vụ hành chính công của các bộ/ngành.
"Gần đây, Dubai công bố trở thành chính phủ đầu tiên trên thế giới 100% không cần giấy tờ, việc này giúp tiết kiệm 1,3 tỷ Dirham (350 triệu USD) và 14 triệu giờ làm việc. Tất cả các thủ tục và giao dịch bên trong, bên ngoài Chính phủ Dubai hiện đã được số hóa 100% và được quản lý trên nền tảng dịch vụ kỹ thuật số toàn diện của chính phủ", Trung tướng Tô Ân Xô nói.
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho rằng, những thành tựu nói trên của các quốc gia cho thấy, việc đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói riêng là xu hướng bắt buộc trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và coi đây là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030. Chính phủ điện tử đặc trưng bởi "4 không": Họp không gặp mặt; xử lý văn bản không giấy; giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.
Hướng tới khắc phục những hạn chế, bất cập tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý dân cư theo hướng hiện đại, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020.
Sau quá trình nghiên cứu các tiêu chí và lộ trình trên cơ sở tiềm lực của đất nước, Chính phủ đã phê duyệt "chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và "chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030". Năm 2025 sẽ là mốc quan trọng khi đạt được những thành tựu nền tảng trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến mục tiêu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vào năm 2030.
Để hoàn thành mục tiêu chiến lược này, thì một trong những điều kiện tiên quyết là xây dựng thành công dữ liệu trụ cột, cốt lõi, có tính liên kết cao về dân cư, đất đai, doanh nghiệp.
"Trong đó, có thể khẳng định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giữ vị trí, vai trò quan trọng nhất, được coi là dữ liệu gốc, nền tảng, "trái tim" của Chính phủ số, giúp kết nối, chia sẻ thông tin dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách nhà nước, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý thông tin dân cư mang tính đơn lẻ giữa các ngành hiện nay", Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải là dữ liệu "sống", được thu thập, cập nhật thường xuyên, phải phục vụ thiết thực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hỗ trợ tra cứu, xác minh các thân nhân, di biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng liên quan đến tội phạm, góp phần hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chuyển đổi phương thức quản lý từ "thủ công" sang "hiện đại"
Sau một thời gian dài nghiên cứu kỹ lưỡng, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhận thấy có thể đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu Căn cước công dân trong quá trình thu thập dữ liệu cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiết kiệm thời gian và ngân sách cho Nhà nước, kịp thời mang lại sự thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ Công an đã tiếp tục tham mưu Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân được triển khai lồng ghép với dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Căn cước công dân mới có thiết kế đặc biệt, nổi bật là bản đồ Việt Nam thể hiện rõ chủ quyền, hình ảnh trống đồng, hoa sen cùng các họa tiết, hoa văn cổ, biểu tượng cho các triều đại lịch sử của Việt Nam.
"Đây là hai dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, có tầm ảnh hưởng chiến lược và lâu dài đến công tác quản lý nhà nước nói chung, đến công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự của Công an nói riêng, chuyển đổi phương thức quản lý từ "thủ công" sang "hiện đại", đồng thời hướng tới đảm bảo cao nhất an ninh, an toàn thông tin và lợi ích của người dân, doanh nghiệp", Trung tướng Tô Ân Xô nói.
Hướng tới sự đồng bộ về thể chế, chặt chẽ và tuân thủ pháp luật trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân, Bộ Công an tích cực nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Cư trú, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021. Theo đó, Luật Cư trú quy định quản lý công dân bằng thông tin trên Cơ sở dữ liệu về dân cư, đồng thời hệ thống hành chính sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú từ cuối năm 2022. Đây là những mốc thời gian rất quan trọng, đặt ra yêu cầu hệ thống Cơ sở dữ liệu về dân cư phải đủ điều kiện để đi vào hoạt động và hoàn thành cấp đủ 50 triệu Căn cước công dân trước 1/7/2021.
Với sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Bộ Công an đã tự tin bước vào "chiến dịch thần tốc", hoàn thành những mục tiêu cơ bản trong xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Căn cước công dân, làm nền tảng quan trọng trong thúc đẩy tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Nguyễn Dương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Quy định mới về chở người, hàng hóa trên xe máy
Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định về người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên môtô, xe gắn máy như sau:
Nghi Sơn: Đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo
Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực và sự đóng góp của cán bộ, Nhân dân, các mạnh thường quân; hiện thị xã Nghi Sơn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, sửa chữa nhà cho các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Dự báo thời tiết 22/11/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm
Dự báo thời tiết 22/11/2024, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trời rét về đêm và sáng sớm. Một số nơi ở vùng núi, nhiệt độ hạ xuống dưới 16 độ.
Thanh Hoá còn 60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng
Để triển khai, thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được chặt chẽ hơn, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phối hợp với lực lượng chức năng đã tăng cường rà soát đối với 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Vĩnh Lộc: Tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Sáng ngày 21/11, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức bàn giao "Nhà tình nghĩa" do Bộ Quốc phòng trao tặng cho gia đình bà Phùng Thị Khếnh tại thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc.
Nhiều phụ huynh vẫn giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện
Thực hiện mục tiêu ngăn ngừa tình trạng giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông, thời gian qua Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý. Đã có trên 4 nghìn trường hợp bị xử phạt vì giao xe cho học sinh, người chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phụ huynh vẫn giao xe máy cho con em ở tuổi học sinh điều khiển.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.