dư nợ tín dụng
Dành 405 nghìn tỷ đồng để cho vay mới sau bão số 3
Thông tin tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 35 tổ chức tín dụng công bố các gói tín dụng cho vay mới đối với doanh nghiệp và người dân chịu tác động của bão số 3 với lãi suất ưu đãi hơn. Tổng giá trị các gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng.
Gần 202 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay phát triển kinh tế
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, ước đến hết quý 2/2024, tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 202 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm 2024.
Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%
Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.
Tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện giảm lãi suất 4 lần liên tục, với mức giảm từ 0,5% - 2%/năm. Đồng thời, các ngân hàng cũng triển khai nhiều biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay bổ sung mới, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Hơn 5.800 doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hoá, đến cuối tháng 7/2023, tổng dư nợ tín dụng các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ước đạt 183,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với đầu năm. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai linh hoạt các chương trình, chính sách tiền tệ, tín dụng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vốn ưu đãi phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Quý 3 năm 2023, dư nợ tín dụng toàn hệ thống ước tăng 4,4%
Các ngân hàng đang kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 4,4% trong quý 3 năm 2023 và tăng 12,5% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 % so với mức dự báo là 13,7%.
Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Tính đến tháng 6, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 180.000 tỷ đồng, tăng khoảng 2,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 51%, dư nợ trung, dài hạn chiếm 49% tổng dư nợ. Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp đã phản ánh những khó khăn chung của nền kinh tế, cũng như sức hấp thụ vốn của khu vực sản xuất, kinh doanh có nhiều hạn chế. Thực trạng này đòi hỏi cần có các giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn để doanh nghiệp phục hồi, phát triển.
Hơn 6000 doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hoá, đến đầu tháng 6/2023, tổng dư nợ tín dụng các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ước đạt 180.422 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm. Từ đầu năm đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tập trung tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có 3 khó khăn lớn là dòng tiền, thị trường và thủ tục hành chính.
Hơn 5.500 doanh nghiệp Thanh Hoá đang vay vốn ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến cuối tháng 3/2023, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh ước ước đạt 176.500 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng đã tập trung tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.