Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%
Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.
Trong số 12 lĩnh vực xanh, ngân hàng nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). Các tổ chức tín dụng đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 20%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Trong những năm qua, nhiều tổ chức tín dụng đã chủ động hợp tác, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho một số hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản
Việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 90 ngày có thể coi là phép thử cho sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Với nông sản, thị trường Mỹ là đầu ra rất quan trọng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, ngoài giải quyết nhanh các đơn hàng, chiến lược giảm phụ thuộc vào một thị trường cũng được song song triển khai.

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Tuần lễ thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay được tổ chức từ ngày 15 - 21/4 với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" nhằm nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường. Tại Thanh Hoá, thời gian qua nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng luôn quan tâm chú trọng xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm, xem đây là chìa khoá để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Gia hạn 102 nghìn tỷ đồng thuế cho người dân, doanh nghiệp
Theo Nghị định 82 được Chính phủ ban hành mới đây, sẽ có hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước được gia hạn nộp các loại thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm nay.

Dệt may, da giày giữ vững đơn hàng
Sau thông báo tạm hoãn áp thuế từ Mỹ, đơn hàng cũ của các doanh nghiệp dệt may, da giày tiếp tục được thực hiện. Ngành dệt may, da giày cũng có thêm nhiều đơn hàng mới có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng.

Công ty TNHH Sakurai Việt Nam - Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao đời sống người lao động
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, hoạt động tại Thanh Hoá từ năm 2009. Trong quá trình hoạt động, cùng với đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống người lao động.

Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sản xuất xanh vì cộng đồng
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 là dự án công nghiệp trọng điểm lớn thứ 2 sau Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng vai trò là một trong những“hạt nhân” quan trọng và là động lực thúc đẩy Khu Kinh tế Nghi Sơn phát triển. Trong quá trình hoạt động, nhà máy thực hiện chiến lược giảm cường độ các bon một có hệ thống, tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Thường Xuân có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Nạo vét, khơi thông kênh thủy lợi mùa khô đạt 107,7%
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó, khối lượng nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 447.000 m3; kênh nội đồng là 858.000 m3.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.