ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là một chiến lược mới để bảo vệ những người chưa bị HIV khi có hành vi nguy cơ.

16/12/2018 10:21

Nhóm nguy cơ cần điều trị PrEP

Theo thống kê của Cục phòng, chống HIV/AIDS: tỷ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, gái mại dâm có xu hướng giảm nhanh nhưng đan xen giữa các hành vi của nhóm này và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và nữ chuyển giới (TGW… lại có nguy cơ bùng phát. Nếu như năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chỉ khoảng 2,3%, thì năm 2017 đã tăng lên 12,2% (có tỉnh, thành phố tới 14-16%).

(Ảnh minh họa: KT)
(Ảnh minh họa: KT)

Các phương pháp can thiệp dự phòng HIV cho nhóm đồng giới và chuyển giới từ trước tới nay vẫn chỉ là tuyên truyền sử dụng bao cao su và chất bôi trơn để tránh nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn, do đó những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV nên không đến cơ sở y tế để được điều trị ARV sớm.

Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng dự phòng lây nhiễm HIV mới như dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Thuốc PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với mục đích chính là ngăn chặn và giảm thiểu khả năng lây nhiễm cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế, PrEP được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, đó là nhóm MSM, TGW, phụ nữ bán dâm và các cặp dị nhiễm (cặp có 1 người nhiễm và 1 người không nhiễm HIV) trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml.

“Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế, chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn của các bác sĩ. Theo kết quả của nghiên cứu iPrEx, với 2.499 MSM và TGW tham gia, những người sử dụng PrEP hằng ngày đạt được tỷ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%”- ông Long nhấn mạnh.

Giá trị của PrEP và PEP

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chỉ ra rằng, PrEP được khuyến cáo sử dụng cho tới khi nào hết nguy cơ. Nếu khẳng định không còn nguy cơ nữa thì sẽ ngừng điều trị sau 28 ngày kể từ thời điểm có nguy cơ phơi nhiễm cuối cùng.

Quá trình điều trị PrEP chỉ phòng ngừa lây nhiễm HIV chứ không phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà… Điều đáng nói, người sử dụng PrEP sẽ được tư vấn và theo dõi quá trình dung nạp thuốc cũng như những tác dụng phụ và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Do vậy, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Theo PGS Cường, nếu người nào hôm nay xét nghiệm dương tính HIV, chứng tỏ ít nhất 3 tháng trước đã có hành vi nguy cơ nhiễm HIV. Còn hôm nay có hành vi nguy cơ, xét nghiệm âm tính thì chưa chắc đã loại trừ HIV mà phải đợi 3 tháng sau (không có nguy cơ nào khác) khẳng định âm tính mới coi là không bị HIV. Do đó, biện pháp tốt nhất là theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV và tải lượng dưới ngưỡng (200 bản sao/ml) thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV. 

PEP (Post Exposure Prophylaxis) là dùng ARV cho những người đã phơi nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhằm dự phòng bị lây nhiễm HIV. PEP nên tiến hành càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm (theo EACS tốt nhất là dưới 4 giờ).

Vì vậy, nếu chẳng may bị phơi nhiễm bởi vật sắc nhọn, bơm kim tiêm đâm,… người bệnh cần rửa sạch vết thương dưới vòi nước vài phút, băng bó và đến cơ sở y tế gần nhất (tốt nhất 6 giờ đầu) để được tư vấn và uống thuốc dự phòng lây nhiễm HIV (kéo dài 28 ngày). Sau 1 tháng cần đánh giá lại và sau 3 tháng xét nghiệm kiểm tra để xác định có bị dương tính với HIV hay không./.

Lưu Hường/Báo VOV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

20:28 , 30/04/2024

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa cũng luôn dành sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân.

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

16:04 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

08:58 , 30/04/2024

Đến nay, ung thư gan đã trở thành căn bệnh ung thư có số ca mắc mới và tử vong mỗi năm cao nhất tại Việt Nam. Đáng lo ngại, bệnh ung thư gan đang ngày càng trẻ hóa.

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

08:38 , 30/04/2024

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Trong đó nhấn mạnh: các địa phương không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch.

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

09:57 , 29/04/2024

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật.

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

18:03 , 28/04/2024

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế vừa đến thăm, gặp mặt cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa. Đây là hoạt động thường niên của Câu lạc bộ với mục đích nắm bắt sự phát triển của ngành y tế tỉnh nhà.

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

18:02 , 28/04/2024

Để bảo đảm nguồn máu phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các địa phương, đơn vị đã tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên lượng máu tiếp nhận chưa đáp ứng được nhu cầu về máu trong và sau dịp nghỉ lễ.

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

10:04 , 28/04/2024

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

19:55 , 27/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện công lập và tư nhân trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" tỉnh Thanh Hóa

Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" tỉnh Thanh Hóa

18:05 , 27/04/2024

Chiều ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" năm 2024. Hội nghị có sự tham gia báo cáo của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Huyết học truyền máu của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.