ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt

Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý của người Việt đó là du xuân lễ chùa đầu năm. Đây không đơn thuần là một hoạt động tâm linh, tín ngưỡng cầu mong những điều may mắn trong năm mới mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ những niềm vui trong mùa xuân mới.

Phương Anh

07/02/2025 16:15

Vào những ngày đầu xuân, không khí lễ chùa tràn ngập khắp nơi, từ miền quê yên bình, đến thành phố tấp nập. Những ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong hay những công trình mới xây đều thu hút dòng người tới thắp hương và bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân. Dưới ánh nắng dịu dàng của mùa xuân, những cành đào, cành mai khoe sắc, tiếng chuông chùa ngân vang như dẫn lối cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, an yên.

Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt- Ảnh 1.

Trong tâm thức của người Việt, chùa là chốn tôn nghiêm, linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi. Chùa là nơi có giáo lý nhà Phật hướng định con người đến các giá trị đạo đức thiện lành, hiểu biết, yêu thương, từ bi hỉ xả; khuyên mọi người tránh xa lầm lạc, tham, ác, sân, si… Chính vì thế, cửa thiền, cửa Phật, cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy được che chở, bảo vệ.

Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt- Ảnh 2.

Những ngày đầu năm mới, các ngôi chùa, di tích văn hoá tâm linh trên địa bàn Thanh Hóa luôn rực sáng ánh đèn, hương hoa, thu hút đông đảo du khách tìm tới. Người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình; cũng có những người đến chốn thiền môn chỉ để có được những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Huyền Anh, Du khách đến từ thành phố Hà Nội chia sẻ: "Tôi đến đây cầu mong sức khoẻ, bình an cho gia đình, cho mọi người".

Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành bao đời, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn.

Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt- Ảnh 3.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Thọ Xuân từ lâu đã trở thành một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được người dân địa phương và du khách xa gần tìm đến hành hương kết hợp du lịch mỗi dịp tết đến, xuân về. Hiện tại, khu di tích không chỉ tôn tạo những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê mà còn lưu giữ những câu chuyện truyền thuyết về một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Tất cả những điều đó đã tạo sức hút ngày càng lớn cho Lam Kinh, thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan, tìm hiểu, khám phá và nhất là du xuân vào đầu năm mới.

Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt- Ảnh 4.

Chị Phạm Thị Thủy, Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân chia sẻ: "Đến với Khu di tích lịch sử Lam Kinh, cảm giác một sự linh thiêng, tôi dẫn con đi để con hiểu về lịch sử. Cầu mong cho đất nước luôn được bình an. Cầu cho gia đình và mọi nhà luôn được mọi điều tốt đẹp".

Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xa xưa và luôn được lưu giữ cho đến hôm nay. Trong nghi ngút khói hương hòa quyện với không khí ngày xuân đang tràn về giữa tiết trời se lạnh khiến ai nấy đều bồi hồi. Điều đáng ghi nhận là những năm gần đây bà con Phật tử, khách du xuân viếng Chùa đều hành xử rất văn minh, lịch sự, thành tâm. Từ trang phục đẹp, kín đáo với áo dài truyền thống cho tới cung cách đi đứng, nói năng ứng xử đều nhẹ nhàng, vui vẻ, có văn hóa, không có hiện tượng gây phản cảm như chen lấn, xô đẩy hoặc bẻ cành, hái lộc trong chùa…

Du xuân, lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt- Ảnh 5.

Mặt khác để bảo đảm an toàn cho du khách, các địa phương đã sớm triển khai các phương án, bố trí, sắp xếp một cách hợp lý ở từng khu vực. Ngoài ra, ban quản lý các Chùa, cơ sở thờ tự, di tích lịch sử văn hóa tâm linh cũng cử các phật tử, thanh niên phục vụ, tiếp đón người dân đến chùa một cách chu đáo, tận tình, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy khi dâng hương và đảm bảo sự thành kính, tôn nghiêm. Đồng thời, tích cực dọn dẹp vệ sinh, trang trí đèn hoa tại các di tích trong dịp Tết Nguyên đán. Cùng với đó, hướng dẫn tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh khi đến với các di tích lịch sử - văn hoá.

Ông Hồ Hà Hải, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh

Với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ.

Song, để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa này, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, ban quản lý tại các chùa, đền, di tích, mỗi cá nhân, tổ chức cần nhìn nhận lại, chung tay, góp sức cùng chính quyền các cấp để hạn chế, tiến tới xoá bỏ những hủ tục, hành vi lệch lạc trả lại sự thanh tịnh cho chốn cửa chùa, đất thánh và tô đẹp thêm văn hoá đi chùa đầu năm của người Việt.

Nguồn: Chuyên mục Văn hóa nghệ thuật/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân

15:17 , 08/02/2025

Ngày mùng 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch ), UBND xã Thiệu Vân phối hợp Hội phật giáo thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Huyện Cẩm Thủy bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Huyện Cẩm Thủy bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

10:05 , 08/02/2025

Một trong những thành công của huyện Cẩm Thủy trong những năm qua là việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân mà giúp Cẩm Thủy phát triển du lịch.

Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ lần đầu được tổ chức tại Ninh Bình

Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ lần đầu được tổ chức tại Ninh Bình

09:35 , 08/02/2025

Thay vì diễn ra tại Thủ đô Hà Nội như 22 lần trước, Ngày Thơ Việt Nam 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, Ninh Bình với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình vào ngày 12/2, tức Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ.

Không để xảy ra mất an ninh trật tự trong lễ hội xuân

Không để xảy ra mất an ninh trật tự trong lễ hội xuân

09:15 , 08/02/2025

Với hơn 1.500 di tích lịch sử - văn hóa, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương mỗi dịp Tết đến Xuân về. Để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách khi lễ đền, chùa, hành hương chiêm bái, lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì chế độ trực ban, triển khai đồng bộ nhiều phương án, không để xảy ra phạm pháp hình sự, hoạt động vi phạm pháp luật trong thời gian cao điểm lễ hội Xuân 2025.

Gần 2,1 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2025

Gần 2,1 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2025

09:05 , 08/02/2025

Theo Tổng cục Thống kê, gần 2,1 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025, tăng gần 37% so với cùng kỳ của năm ngoái.

Lễ hội Mường Khô Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lễ hội Mường Khô Xuân Ất Tỵ năm 2025

23:03 , 07/02/2025

Trong 2 ngày 6 và 7/2, xã Điền Trung, huyện Bá Thước tổ chức Lễ hội Mường Khô năm 2025 nhằm tri ân Quận công Hà Công Thái và sỹ phu yêu nước Hà Văn Mao đã có công lao chống giặc ngoại xâm phía Tây tỉnh Thanh Hoá vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Lễ hội Sết boóc mạy năm 2025

Lễ hội Sết boóc mạy năm 2025

20:24 , 07/02/2025

Ngày 7/2 tức (mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), lễ hội "Sết Boóc mạy" hay còn gọi là "Tết cây bông" của dân tộc Thái đã được tổ chức tại thôn Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh. Đây là lần đầu tiên Lễ hội diễn ra kể từ khi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2024.

Di sản văn hoá Múa đèn chạy chữ Thiệu Quang

Di sản văn hoá Múa đèn chạy chữ Thiệu Quang

11:00 , 07/02/2025

Nghệ thuật trình diễn dân gian múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ ở xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023.

Lễ hội truyền thống chùa Bồng Hinh

Lễ hội truyền thống chùa Bồng Hinh

09:05 , 07/02/2025

Sáng 6/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch), UBND xã Quảng Trung và Hội Phật giáo Quảng Xương tổ chức hội truyền thống chùa Bồng Hinh.

Vĩnh Lộc: Nhiều điểm đến thu hút du khách những ngày đầu xuân

Vĩnh Lộc: Nhiều điểm đến thu hút du khách những ngày đầu xuân

07:00 , 07/02/2025

Những ngày đầu năm mới, huyện Vĩnh Lộc đã đón lượng khách tăng cao so với các năm trước. Năm 2025, Vĩnh Lộc đặt mục tiêu đón 220 nghìn lượt du khách.