Đưa du lịch Thanh Hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Xây dựng Thanh Hoá trở thành trọng điểm du lịch Quốc gia và đưa du lịch Thanh Hoá trở thành mũi nhọn kinh tế là là mục tiêu đã được xác định từ năm 2015 đến nay. Mục tiêu này đang dần trở thành hiện thực khi du lịch ở Thanh Hoá đang có những bước phát triển vượt bậc, từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn và an toàn trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Năm 2022, ngành du lịch Thanh Hóa đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID -19, với số lượng khách du lịch đạt kỷ lục, ước trên 11 triệu lượt, tổng thu du lịch hơn 20.000 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch và tăng gấp 4 lần so với năm 2021.

Trong bối cảnh dịch bệnh, hàng loạt dự án du lịch của các nhà đầu tư tầm cỡ trong nước vẫn đang được triển khai tại Thanh Hóa. Tiêu biểu là Dự án Flamingo Hải Tiến tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa của Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group, với tổng mức đầu tư 3.350 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch sinh thái Tân Dân của Tập đoàn T&T có tổng mức đầu tư gần 3.700 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được chia thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, tại Thành phố Sầm Sơn, một đại dự án lớn của Tập đoàn Sun Group với tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD) đang được triển khai. Trong đó, hạng mục Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn cơ bản đã hoàn thành, sẵn sàng đưa vào hoạt động và phục vụ du khách trong năm 2023.

Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ huy động được rất nhiều nguồn lực đầu tư phát triển dịch vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với du lịch Sầm Sơn và tạo sức hút du khách không chỉ trong mùa hè.

Ông Dương Văn Mạnh Trưởng Văn phòng đại diện Sun Group vùng thủ đô tại Thanh Hóa
Ông Dương Văn Mạnh - Trưởng Văn phòng đại diện Sun Group vùng thủ đô tại Thanh Hóa cho biết: "Tất cả những công trình mà Sun group đầu tư, các dịch vụ đem đến cho vùng đất mới luôn luôn đạt những tiêu chuẩn cao với tiêu chí đẳng cấp khác biệt về chất lượng. Chính vì lý do đấy chúng tôi cũng mong muốn rằng vùng đất mà chúng tôi đầu tư sẽ có những điểm khác biệt và là một điểm đến điểm đến không những của Việt Nam mà của cả thế giới. Chúng tôi cũng mong muốn rằng với vai trò trách nhiệm của những người đi khai mở, trong niềm tự hào của địa phương, niềm tự hào của Việt Nam thì trong đó có một phần có nhỏ bé của chúng tôi. Dự án Quảng trường biển và các khu đô thị vệ tinh của quảng trường trên biển, các khu đô thị và công viên vui chơi giải trí ở đường Nam sông Mã là một trong những điểm nhấn mà chúng tôi phấn đấu hoàn thành để đón khách du lịch trong năm 2023".
Cùng với các dự án du lịch lớn được triển khai, trên địa bàn Thanh Hóa, các loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá cũng ngày một khởi sắc. Trong đó, sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng ngày càng tạo được sức hút đối với du khách, dần khẳng định là sản phẩm thế mạnh của du lịch Thanh Hóa.

Từ sự nở rộ của các tua tuyến, các loại hình du lịch, trong tháng đầu tiên của năm 2023, Thanh Hóa đã đón được gần 500 nghìn lượt khách, tăng trên 130% so với tháng 1 năm 2022; trong đó khách quốc tế ước đạt 6.900 lượt khách; tổng thu du lịch ước đạt trên 510 tỷ đồng, tăng gần 170% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có thể nói rằng sự khởi sắc về lượng khách du lịch trong tháng 1/2023, đăch biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão thể hiện một sự khởi động hiệu quả của ngành du lịch Thanh Hóa. Với quyết tâm đón 12 triệu lượt khách trong năm 2023 thì sự khởi đầu này đã minh chứng cho tâm thế sẵn sàng đón và phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế một cách tốt nhất. Trong năm 2023, chúng tôi sẽ tập trung làm tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau: Duy trì và nâng cao chất lượng các điều kiện đón tiếp, phục vụ du khách; chủ động thích ứng với những diễn biến bất thường của các yếu tố khách quan tác động đến sự phát triển của ngành du lịch; đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm; bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức và đăng cai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, kết nối với các trung tâm du lịch lớn để trao đổi khách và tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch"
Tuy nhiên, phải thừa nhận việc phát triển du lịch Thanh Hoá đến thời điểm này chưa đồng đều giữa các vùng miền, các khu điểm du lịch và các khoảng thời gian trong năm, doanh thu du lịch bình quân trên lượt khách còn thấp và du lịch đang cơ bản chỉ có một mùa.

Do vậy, Thanh Hóa đã và đang tiếp tục thực hiện những giải pháp có tính đột phá như: Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện, khai thác tốt hệ thống hạ tầng du lịch gắn với hạ tầng giao thông đồng bộ; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của du lịch; mở rộng không gian phát triển du lịch liên kết thị trường trong nước, Quốc tế để tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách, chú trọng phát triển du lịch toàn diện cả thị trường nội địa và Quốc tế; đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, nhận diện thương hiệu du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch; bảo đảm môi trường du lịch an toàn, hấp dẫn, văn minh.

Qua đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; phấn đấu đến năm 2025, du lịch Thanh Hóa là ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước.


Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.