Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Lô hàng 300 tấn gạo của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore là dòng sản phẩm gạo Japonica J02, được sản xuất từ giống lúa thuần có nguồn gốc Nhật Bản, trồng theo quy trình nông nghiệp công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng VietGAP. Gạo Japonica J02 là dòng gạo cao cấp, thơm ngon, có hạt tròn, cơm dẻo, hàm lượng dinh dưỡng cao và đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh. Năm 2024, công ty dự kiến xuất khẩu khoảng 1.500 tấn ra thị trường thế giới.

Ông Trần Xuân Trung, Phó Giám đốc phụ trách Thương mại xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trần Xuân Trung, Phó Giám đốc phụ trách Thương mại xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay, đối tác của chúng tôi là Công ty Kematsu của Nhật là nhà kinh doanh gạo lớn thứ 2 của Nhật Bản đây là đối tác rất lớn và chúng tôi đã chuẩn bị hơn 1 năm và hiện nay chúng tôi đã xuất khẩu đi Singapore, đi Úc, năm tới sẽ xuất khẩu đi Nhật Bản, định hướng tập trung sản phẩm chất lượng cao, thị trường khó tính".
Hiện nay, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã hợp tác xuất khẩu hàng hoá đến khoảng 30 thị trường trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 60 triệu USD. Với việc ký kết đơn hàng và các đối tác lớn về xuất khẩu lúa gạo là cơ sở để công ty phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất lúa với quy mô từ 8 – 10 nghìn ha, đồng thời tiếp tục liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.

Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Với lô hàng gần 300 tấn gạo xuất khẩu của Công ty Cổ phần đường Lam Sơn, chúng tôi cũng xác định đây là cơ hội của nông dân, với công tác lãnh đạo chỉ đạo chúng tôi tiếp tục làm tốt công tác tổ chức sản xuất, tăng diện tích liên kết lên 3000 ha".
Thanh Hóa là địa phương có tiềm năng sản xuất lúa gạo lớn với khoảng 230 nghìn ha lúa, với sản lượng luôn duy trì khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ. Việc các đơn vị doanh nghiệp chú trọng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, mã số vùng trồng quốc tế cho vùng sản xuất lúa gạo, hướng tới xuất khẩu chính là giải pháp quan trọng để nâng tầm thương hiệu gạo xứ Thanh trên thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.