Đức muốn EU đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ ngay sau bầu cử giữa kỳ tại Mỹ
Chính phủ Đức ngày 7/11 cho biết, ủng hộ và mong muốn Liên minh châu Âu thúc đẩy các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do mới với Mỹ -ngay sau khi kết thúc cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, trong bối cảnh đang có nhiều lo ngại về việc, Mỹ và châu Âu có thể rơi vào một cuộc chiến thương mại mới.

Ảnh minh họa
Thông tin được Phó phát ngôn viên của chính phủ Đức, bà Christiane Hoffmann đưa ra với báo giới chiều ngày 7/11 tại thủ đô Berlin, khi trả lời câu hỏi về việc liệu chính phủ Đức có xem xét việc đàm phán Hiệp định tự do thương mại với Mỹ sau khi kết thúc cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ trong ngày 8/11, hay không. Đại diện chính phủ Đức cho biết, phía Đức có mong muốn đối thoại và thúc đẩy nhanh chóng các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Cùng ngày 7/11, trả lời trên báo chí Đức, Bộ trưởng Tài chính Đức, Christian Lindner cũng cho biết, chính phủ Đức từ nhiều tháng qua đã ủng hộ việc nối lại các đàm phán về Hiệp định tự do thương mại giữa EU và Mỹ. Tuy nhiên, ông Lindner nhấn mạnh, việc nối lại các đàm phán này cần phải xuất phát từ thực tế là tình hình thế giới đã thay đổi, EU và Mỹ cần một mối quan hệ đối tác mới dựa trên giá trị, đồng thời hai bên cũng cần phải tránh mắc phải các sai lầm trong thời gian đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư liên Đại Tây Dương – TTIP từ năm 2013 đến năm 2016.
Đây được xem là một thay đổi quan điểm lớn của chính phủ Đức đối với quan hệ thương mại EU-Mỹ bởi trong giai đoạn châu Âu đàm phán với Mỹ về TTIP, chính phủ Đức không thực sự ủng hộ trong khi dư luận Đức là nơi phản đối mạnh mẽ nhất hiệp định này.
Việc Đức, cường quốc kinh tế số 1 châu Âu, đang mong muốn đẩy mạnh nỗ lực ký kết Hiệp định thương mại tự do mới với Mỹ cũng có thể xem là một động thái -nhằm xoa dịu các căng thẳng thương mại hiện nay giữa Mỹ với các nước châu Âu xung quanh Đạo luật giảm lạm phát. Theo Đạo luật này, chính quyền Mỹ chi ra 430 tỷ USD trợ giúp cho các công ty Mỹ, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng Mỹ mua hàng Mỹ. Tuy nhiên, các nước châu Âu chỉ trích mạnh mẽ Đạo luật này vì cho rằng đạo luật này phân biệt đối xử với các công ty châu Âu.

EU công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ euro nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và AI
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/3 đã công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ euro, nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và thúc đẩy việc triển khai các công nghệ chiến lược, mang tính then chốt cho tương lai. Khoản đầu tư này nằm trong khuôn khổ chương trình Châu Âu Kỹ thuật số (DIGITAL) giai đoạn 2025-2027, vừa được thông qua.

8 năm sau ngày Anh bắt đầu tiến trình Brexit
Cách đây 8 năm, vào ngày 29/3/2017, nước Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử EU, một quốc gia thành viên quyết định “ra đi”.

Hàn Quốc đẩy mạnh nỗ lực ứng phó cháy rừng nghiêm trọng
Ngày 27/3, Hàn Quốc tiếp tục huy động các lực lượng tham gia không chế những vụ cháy rừng nghiêm trọng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, trong bối cảnh dự báo sẽ có mưa nhỏ trên toàn khu vực.

Tổng thư ký NATO: Mỹ và châu Âu không đơn phương hành động
Ngày 26/3 Phát biểu tại Trường Kinh tế Warsaw khi đang ở thăm Ba Lan, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nhấn mạnh, Mỹ cần các nước châu Âu tăng cường vấn đề an ninh và liên minh phải trở nên công bằng hơn.

Bank of America nâng dự báo giá vàng năm 2025 và 2026 lên 3.063 USD/ounce và 3.350 USD/ounce
Trong một báo cáo công bố ngày 26/3, Ngân hàng Bank of America đã tăng dự báo giá vàng trung bình cho năm 2025 và 2026, đồng thời nhấn mạnh sự bất ổn từ các chính sách thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn.

Liên hiệp quốc: Israel nối lại các hoạt động quân sự, 142.000 người ở Gaza phải di dời trong một tuần
Liên hiệp quốc ngày 26/3 cho biết, việc Israel nối lại các hoạt động quân sự ở Dải Gaza đã khiến 142.000 người phải di dời chỉ trong bảy ngày. Cơ quan này đồng thời tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng cạn kiệt nguồn viện trợ nhân đạo.

Sudan: Tổng tư lệnh quân đội tuyên bố giải phóng thủ đô Khartoum khỏi RSF
Ngày 26/3, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) tướng Abdel Fattah al-Burhan đã đến Phủ Tổng thống ở thủ đô Khartoum và chính thức tuyên bố thủ đô đã được giải phóng khỏi Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự. Đây được xem như một thắng lợi quân sự lớn, mặc dù cuộc chiến tranh tổng thể vẫn chưa kết thúc tại quốc gia châu Phi nghèo đói này.

Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trên Biển Đen
Ngày 26/3, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric nhận định thỏa thuận về tự do hàng hải trên Biển Đen nhằm bảo vệ tàu dân sự và cơ sở hạ tầng tại cảng "sẽ là đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực và chuỗi cung ứng toàn cầu". Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mỹ thông báo đã đạt thỏa thuận riêng rẽ với Nga và Ukraine về ngừng tấn công trên Biển Đen.

Hạ viện Đức nhiệm kỳ mới lần đầu nhóm họp
Quốc hội liên bang (Bundestag) ở Đức vừa bắt đầu họp phiên đầu tiên của khóa mới, hơn một tháng sau khi nước này tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.

Conference Board: Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
Trong bối cảnh, Tổng thống Donald Trump đang triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế, Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board (CB) vừa công bố cho thấy, lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.