Duy trì, nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 366 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, chiếm 94% tổng số chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, là tỉnh có số lượng chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, nếu không duy trì tốt các tiêu chí sau khi được công nhận, thì việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm sẽ trở thành hình thức. Do vậy, các địa phương, đơn vị đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm. Ghi nhận tại huyện Triệu Sơn.
Cách đây gần 4 năm, chợ Giắt, thuộc thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn được công nhận là chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN: 11856:2017. Theo đại diện Ban Quản lý chợ, Ban Quản lý và chính quyền địa phương đã phải rất vất vả, quyết tâm để đạt được các tiêu chí này. Tuy nhiên, gần 4 năm sau khi được công nhận, chợ Giắt đã bộc lộ một số bất cập. Đặc biệt, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý vận hành tại chợ đã bắt đầu xuống cấp. Xác định đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất là việc không thể chậm trễ, chính quyền địa phương và Ban Quản lý chợ đã tuyên truyền, vận động bà con tiểu thương trong chợ cùng chung tay sửa chữa khu vệ sinh, từng bước nâng cấp mái vòm và hệ thống các ki ốt tại chợ.
Ông Phạm Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm, chúng tôi đều dành một phần kinh phí nhất định để cùng với các tiểu thương, Ban quản lý chợ để nâng cấp các cái hạng mục bị xuống cấp, ví dụ như: nâng cấp hệ thống khu vệ sinh, khu bán hàng..."
Huyện Triệu Sơn có 17/17 chợ được công nhận chợ kinh doanh thực phẩm, trong đó, có 7 chợ đạt chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 và 10 chợ được công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm theo Quyết định của UBND tỉnh. Theo đánh giá của phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Triệu Sơn, hầu hết các chợ đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đều đã thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi xung quanh quầy hàng; có đủ trang thiết bị bảo đảm an toàn và được vệ sinh sạch sẽ phục vụ kinh doanh; không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm; có sổ sách ghi chép hợp đồng, hóa đơn, chứng từ. Tại các chợ, tổ quản lý giám sát an toàn thực phẩm được duy trì và hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, một số hạng mục, nhất là khu kinh doanh thực phẩm tại các chợ đã xuống cấp chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp thường xuyên; Nguồn thu phí từ các chợ còn thấp chưa đảm bảo thu ngân sách cho hoạt động quản lý đầu tư nâng cấp tại chợ. Do vậy, chính quyền địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm kịp thời khắc phục tồn tại để không xảy ra tình trạng tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm bị giảm sút.
Ông Phạm Thế Khoa, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Về lâu dài, cần kêu gọi các nhà đầu tư có tâm huyết để chuyển đổi chợ, lúc đó, công tác quản lý chợ sẽ chuyên nghiệp hơn. Lâu nay trên địa bàn huyện, Ban quản lý chợ có các cán bộ Ủy ban nhân dân xã kiêm nhiệm là chính cho nên không thể thường xuyên có mặt ở chợ được."
Để duy trì tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm bền vững, ngoài trách nhiệm của Ban Quản lý chợ, rất cần sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của chính quyền địa phương và các ngành liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chợ. Cùng với đó là sự hợp tác của chính các tiểu thương trong chợ. Có như vậy, việc xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm mới đạt hiệu quả thực chất, góp phần phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại và bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.
Năm 2024: Khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa đạt trên 140.000 tấn
Từ đầu năm đến nay, thời tiết tương đối ổn định, ngư dân tích cực đầu tư cải hoán tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ hiện đại nên hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2024, tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đạt trên 140.000 tấn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tập huấn cách tính các chỉ tiêu chủ yếu trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 – 2030
Huyện Quảng Xương vừa tổ chức Hội nghị tập huấn phương pháp tính các chỉ tiêu chủ yếu trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn.
Hơn 130.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông - lâm - thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao. Cùng với đó, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 75.500 tấn
Tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, năm 2024 tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn tỉnh đạt 75.500 tấn.
405 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao.
Công ty cổ phần Tramexco đảm bảo nguồn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, thị trường hàng hóa phục vụ Tết đã bắt đầu sôi động. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, hiện Công ty cổ phần Tramexco đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng.
Thanh Hoá: Đẩy mạnh phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Chiều 27/12, Sở Công thương đã tổ chức Hội nghị triển khai phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Hoằng Hóa tích tụ, tập trung hơn 250 ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp sản xuất quy mô lớn; thu hút doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Thêm 6 doanh nghiệp tham gia Chương trình Hỗ trợ Công dân Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia
Đại sứ quán Australia vừa thông báo, ngoài Trung tâm Lao động Ngoài nước, phía Australia đã quyết định chọn thêm 6 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Chương trình Hỗ trợ Công dân Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.