Duy trì và phát triển nghề chiếu cói ở Quảng Xương
(TTV) - Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ lâu nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Nghề chiếu cói ở huyện càng phát triển mạnh khi các hộ sản xuất đầu tư mua máy dệt chiếu. Hiện, sản phẩm chiếu cói ở địa phương đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Nghề sản xuất chiếu cói ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương phát triển mạnh trong hơn 10 năm nay. Cả xã có 220 máy dệt chiếu, quân bình 1 ngày sản xuất được trên 5.000 đôi chiếu. Nhờ ứng dụng công nghệ, cải tiến mẫu mã nên sản phẩm chiếu của xã có giá cạnh tranh cao, thị trường sản phẩm mở rộng trên toàn quốc. Trong tháng 3/2022, sản phẩm chiếu cói Quảng Phúc đã được công nhận đạt chuẩn Ocop 3 sao cấp tỉnh. Việc công nhận sản phẩm Ocop là điều kiện để xã xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chiếu cói Quảng Phúc, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Ông Lê Văn Bằng, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất kinh doanh Quảng Phúc, huyện Quảng Xương cho biết Hợp tác xã cũng đi đến các địa phương như Thái Bình, các nơi, các đơn vị đặt sản xuất sản phẩm, đang từng bước đưa sản phẩm của cơ sở đến công chúng, người tiêu dùng.
Hiện nay, huyện Quảng Xương có 550 ha đất trồng cói tập trung ở các xã; Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn. Sản lượng cói toàn huyện đạt trên 7.000 tấn/năm. Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề trồng cói và chế biến sản phẩm từ cói, những năm qua huyện Quảng Xương đã có nhiều cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, hộ dân có tâm huyết với nghề được vay vốn để đầu tư mua máy dệt chiếu.
Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 500 máy dệt chiếu và gần 1.000 hộ làm nghề dệt chiếu. Sản lượng sản xuất hàng năm đạt khoảng 3 triệu đôi chiếu các loại. Nghề dệt chiếu cói không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các hộ chủ máy mà còn giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho gần 7 nghìn lao động tại địa phương. Để nâng cao giá trị từ sản phẩm chiếu cói, các hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn huyện đã đầu tư máy móc, công nghệ, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, đảm bảo chất lượng, đồng thời xây dựng sản phẩm chiếu cói thành sản phẩm Ocop theo chương trình mỗi xã một sản phẩm. Bà Lê Thị Mận, ở thôn Thanh Minh, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xươngcho biết nhờ HTX tạo điều kiện cho làm thêm, mỗi tháng được 4 đến 5 triệu, vừa tạo việc làm cho gia đình lại không phải đi làm ăn xa. Ông Hà Xuân Thống, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, cũng cho biết: ngay từ đầu năm, đối với mặt hàng xây dựng sản phẩm OCOP, hiện nay xã đầu tư tất cả các công đoạn, thủ tục, đấu mối với trung tâm xây dựng NTM của tỉnh, của huyện hỗ trợ. Về phía xã cũng đã trích ra một phần kinh phí để hỗ trợ cùng với các hộ để xây dựng được sản phẩm OCOP.
Trong giai đoạn 2022-2025, huyện Quảng Xương tiếp tục chỉ đạo các xã làm nghề chiếu cói quan tâm xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, huyện tạo điều kiện để các hộ được vay các nguồn vốn ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cửa hàng trưng bày sản phẩm; hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng trồng cói; đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề cói; cải tạo diện tích trồng cói năng xuất thấp, mở rộng vùng trồng cói để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các xã có nghề sản xuất chiếu cói tại huyện Quảng Xương./.
Lan Hương – Thanh Tùng/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 10.7
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Thanh Hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hoá năm 2024 đạt gần 198 nghìn tỷ đồng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 198 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.