EVFTA mang lại nhiều cơ hội cho sản phẩm tôm Việt Nam
Theo các chuyên gia kinh tế, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã mang lại nhiều cơ hội cho sản phẩm tôm Việt Nam. Ngoài việc xóa bỏ rào cản thuế quan, chúng ta còn có cơ hội đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu chế biến sản phẩm, giúp ngành tôm gia tăng sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
![]() |
Theo đại diện của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hiện tại các nước xuất khẩu tôm nhiều vào EU như: Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc và Thái Lan đều chưa có hoặc đang trong thời gian đàm phán FTA. Trong khi đó, với EVFTA, sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh của Việt Nam đã được giảm thuế từ mức cơ bản 20% xuống 0% khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp trong ngành có thể nhập khẩu nguyên liệu tôm để đa dạng hóa nguồn cung từ khu vực EU với ưu đãi giảm thuế. Một điểm đáng chú ý khác là khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng. Phân khúc thị trường cao cấp rất rộng, đủ dư địa để các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thủy sản vừa tầm cung ứng của mình.
Theo chuyên mục Vàng trong đất ngày 26/5/2020
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.