Đường dây nóng: 0237 3721150

EVN lý giải vì sao tiền điện tháng 4 tăng vọt

Vừa qua, nhiều hộ dân sinh hoạt phản ánh kỳ hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng mạnh. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra nguyên nhân để lý giải về vấn đề này.

26/04/2019 11:45
Điện lực miền Bắc đang tập trung củng cố, sửa chữa lưới điện nhằm cấp điện an toàn, ổn định trong cao điểm mùa nắng nóng. Ảnh : VGP/ Toàn Thắng

Theo EVN, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng do một số nguyên nhân cơ bản sau: Theo quy luật thời tiết, hằng năm thì tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng, nhiệt độ nhiều thời điểm lên hơn 37 độ C. Khu vực miền Bắc đặc biệt là thủ đô Hà Nội cũng bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm với độ ẩm cao và có ngày đã bắt đầu nắng nóng trên 30°C. Do vậy, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là máy lạnh tăng cao.

Theo dõi số liệu sản lượng điện cung cấp từ EVN tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong giai đoạn cuối tháng 3/2019, đầu tháng 4/2019, việc tiêu thụ điện tại địa bàn tăng tương ứng từ 47 triệu kWh/ngày lên đến gần 58kWh/ngày tại Hà Nội và 71 triệu kWh/ngày đến trên 83 triệu kWh/ngày tại TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó là tác động của việc điều chỉnh giá bán điện được Bộ Công Thương công bố vào ngày 20/3 theo Quyết định 648/QĐ-BCT. Cụ thể, khung giá cho đối tượng sinh hoạt bậc thang như sau:

Bậc 1: từ 0 - 50 kWh, tăng từ 1.549 đồng/kWh lên 1.678 đồng/kWh, tương ứng 8,33%. Bậc 2: từ 51-100 kWh, tăng từ 1.600 đồng/kWh lên 1.734  đồng/kWh, tương ứng 8,38%. Bậc 3: từ 101-200kWh, tăng từ mức 1.858 đồng/kWh lên  2.014 đồng/kWh, tương ứng 8,40%. Bậc 4: từ 201 - 300kWh, tăng từ mức 2.340 đồng/kWh lên 2.536 đồng/kWh, tương ứng 8,38%. Bậc 5: từ 301 - 400kWh, tăng từ mức 2.615 đồng/kWh lên 2.834 đồng/kWh, tương ứng 8,37%. Bậc 6: từ 401 kWh trở lên, tăng từ 2.701 đồng/kWh lên 2.927 đồng/kWh, tương ứng 8,37%.

Theo EVN, với mức tăng này, trường hợp khách hàng sử dụng 400kWh thì số tiền phải trả thêm hơn 77.725 đồng so trước thời điểm chưa tăng giá. Mức giá này sẽ còn tăng 22.600 đồng cho mỗi 100 kWh nếu khách hàng sử dụng nhiều hơn.

Một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn so với kỳ hóa đơn tháng 3 (chỉ có 28 ngày, kéo dài từ ngày ghi chỉ số tháng 2 đến ngày ghi chỉ số tháng 3). Như vậy, số ngày sử dụng điện dài hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng Hè, cộng với việc giá bán điện điều chỉnh làm tổng số tiền điện của kỳ hóa đơn tháng 4/2019 của các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước.

EVN dự báo, trong các tháng 5, 6, 7 tiếp theo, nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài và có thể còn nóng hơn nữa, khi đó, nhu cầu sử dụng điện cũng như sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng. Do đó, để giảm chi phí tiền điện phải trả của khách hàng cũng như góp phần giảm áp lực cung cấp điện lên toàn hệ thống giúp vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khuyến nghị các khách hàng sử dụng điện an toàn, hiệu quả bằng cách tắt bớt các thiết bị không cần thiết; sử dụng đồ điện hợp lý và áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện triệt để trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.

Riêng tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô đã tăng cao đột biến so với tháng 3 và cùng kỳ năm 2018. Số liệu cụ thể như sau: ngày 19/4 tiêu thụ 61,768 triệu kWh; ngày 20/4 tiêu thụ 63,401 triệu kWh; ngày 21/4 là 58,969 triệu kWh; ngày 22/4 là 63,514 triệu kWh; ngày 23/4 là 64,346 triệu kWh; ngày 24/4 là 66,614 triệu kWh.

Lượng điện tiêu thụ bình quân lũy kế đến ngày 24/4 là 54,878 triệu kWh tăng 15% so với tháng 3/2019 (47,726 triệu kWh) và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018 (45,913 triệu kWh).

EVN HANOI cũng dự báo, trong những ngày nắng nóng gay gắt cộng với hiệu ứng “đô thị” sẽ khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát, điều hòa nhiệt độ tăng cao đột biến. Điều này sẽ dẫn đến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục tăng mạnh. Để đối phó với nắng nóng, nhiều gia đình ở Hà Nội đã mua sắm thêm điều hòa cũng như tăng thời gian sử dụng thiết bị làm mát nên đã là nguyên nhân dẫn tới sản lượng điện sử dụng nhiều hơn.

Theo một số chuyên gia về năng lượng, đối với máy điều hòa không bảo dưỡng định kỳ cũng là sai lầm phổ biến trong cách sử dụng điều hòa tại nước ta. Trong điều kiện không khí ẩm, nhiều bụi, điều hòa bị giảm công suất liên tục trong quá trình sử dụng, chủ yếu do bụi bám vào các tấm lọc, cánh quạt, trục quay quạt. Vì những lý do này khách hàng sử dụng điện nên bảo dưỡng điều hòa của gia đình một cách định kỳ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất giúp điều hòa vận hành tốt hơn, tiết kiệm điện năng cho gia đình.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Ban Kinh doanh EVN HANOI thông tin, việc chốt chỉ số công tơ, nguyên tắc tính toán hóa đơn trong tháng có thay đổi giá được thực hiện theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng điện. Bên cạnh đó, EVN HANOI cung cấp công cụ tính giá điện trực tuyến trên website của Tổng công ty, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc tính giá điện sinh hoạt hàng tháng tại gia đình.

Đối với khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt, việc tính toán tiền điện trong tháng đổi giá của khách hàng sẽ căn cứ vào chỉ số công tơ và mức giá quy định của Nhà Nước. Riêng khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, việc tính giá điện trong kỳ chuyển đổi giá được thực hiện theo phương pháp nội suy sản lượng. Đây là nguyên tắc được sử dụng để tính sản lượng cho các khoản biến động trong trường hợp có thay đổi về giá bán điện nhưng không thực hiện chốt chỉ số.

Cũng theo Trưởng Ban Kinh doanh EVN HANOI, để được tư vấn và tìm hiểu thêm thông tin về giá điện, cách tính giá điện, cũng như các thắc mắc khác, người dân trên địa bàn Thủ đô có thể liên hệ với Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVN HANOI theo số hotline: 19001288 hoặc các Công ty Điện lực quận, huyện, thị xã để được giải đáp kịp thời./.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD

08:38 , 07/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%

08:10 , 07/07/2025

Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa

19:47 , 06/07/2025

Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

09:17 , 06/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển

09:09 , 06/07/2025

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

09:06 , 06/07/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản

09:03 , 06/07/2025

Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả

08:58 , 06/07/2025

Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn

08:54 , 06/07/2025

Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

08:48 , 06/07/2025

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.