F0 lạm dụng thuốc bổ: Không có thần dược tăng đề kháng chỉ trong vài ngày
Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga nhận thấy có nhiều F0 lạm dụng vitamin, thuốc bổ để tăng cường miễn dịch.
Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng cho biết, hiện tại, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, D liều cao có thể giúp người bệnh COVID-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.
“Thuốc bổ hay vitamin nếu dùng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần 1 viên vitamin tổng hợp là đủ, chọn loại bất kỳ phù hợp với nhu cầu của mình. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt”, bác sĩ Hoàng khuyến cáo.
![]() |
Theo vị chuyên gia, các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng không nên lạm dụng. Trên thực tế, tăng cường miễn dịch là “câu chuyện dài hạn”, người bệnh có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp, với liều lượng vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.
Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Bộ liệt kê một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể trạng.
Theo đó:
1, Vitamin A:
- Công dụng: Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.
- Nhu cầu/ngày: Nam (650 mcg) và nữ (500mcg).
- Thực phẩm: Gan (6500mcg), lòng đỏ trứng (140mcg).
Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: cà rốt (835mcg), khoai lang (709mcg), bí ngô (369mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681mcg),…
- Lưu ý thực phẩm thông thường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng vitamin A.
2, Vitamin C:
- Công dụng: Tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp
- Nhu cầu/ngày: 85 mg
- Thực phẩm: Hoa quả, trái cây và rau tươi như: Bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103-250mg),…
3, Vitamin D:
- Công dụng: Tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.
- Nhu cầu/ngày: 15mcg
- Bệnh nhân nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời)
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7mcg); lươn, trạch (23,3mcg); sữa (7,8 - 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…
4, Vitamin E
- Công dụng: Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.
- Nhu cầu/ngày: Nam (6,5 mg) và nữ (6 mg).
- Thực phẩm: Các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…
5, Selen:
- Công dụng: Chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.
- Nhu cầu/ngày: Nam (34 mcg) và nữ (26mcg).
- Thực phẩm: Gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
6, Kẽm
- Công dụng: Điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm
- Nhu cầu/ngày: Nam (10 mg) và nữ (8 mg).
- Thực phẩm: Các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34-4,08mg); cua ghẹ 3,54mg;…
- Các loại hạt: hạt đậu (3,8 -4,0mg); hạt vừng (7,75mg);…
7, Omega 3:
- Công dụng: Cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm
- Nhu cầu/ngày: 2g.
- Thực phẩm: Cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia.
8, Flavonoid:
- Công dụng: Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể.
- Thực phẩm: Các loại rau gia vị như húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.
Cũng theo bác sĩ Hoàng, không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Thay vì tiền mất tật mang, người bệnh chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.