ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài

Báo cáo 4 năm thực hiện chính sách ưu đãi thuế nhập linh kiện ô tô, Bộ Tài chính cho rằng các doanh nghiệp ô tô phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu.

20/07/2021 08:14

Đã nhen nhóm xuất khẩu sang Lào, Campuchia

Theo Bộ Tài chính, tổng kết trong 4 năm từ năm 2016 đến 2020, xe nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt 557.000 chiếc. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước ước đạt 1,34 triệu chiếc. Điều đáng mừng là một số sản phẩm xe ô tô tại Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…

Về quy mô, hiện Việt Nam có hơn 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Trong đó, 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất xe từ cơ sở.

 

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sau gần 4 năm được bỏ thuế, bắt đầu từ tháng 11/2017, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn rất khó khăn (Ảnh minh họa).

Nhiều doanh nghiệp xe lớn như Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes - Benz, Hino đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi của người dân.

Theo Bộ Tài chính, tổng công suất lắp ráp xe thiết kế đến nay khoảng 755.000 chiếc mỗi năm, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài là 35%, trong nước là 65%.

Tổng kết thực hiện Chương trình ưu đãi thuế 0% đối với linh kiện mà doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được, buộc phải nhập khẩu khi đủ điều kiện (từ tháng 11 năm 2017 đến hết tháng 12/2022), Bộ Tài chính cho biết hiện cả nước có 9 doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí về quy mô, năng lực để tham gia chương trình.

Kể từ khi thực hiện Chương trình, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2018 đạt gần 287.600 chiếc, năm 2019 là hơn 339.150 chiếc và năm 2020 là gần 323.900 chiếc, tăng không đáng kể.

Về vốn đầu tư, quá trình thực hiện với lợi thế so sánh Việt Nam đã kéo được một số liên doanh quay trở lại lắp ráp các mẫu có hiệu suất cao, doanh số tốt. Đồng thời, ngành này cũng thu hút được số lượng doanh nghiệp lớn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, trong đó đơn cử như Ford tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp; Trường Hải - Thaco mở rộng đầu tư nhà máy mới với 4.000 tỷ đồng.

 

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cơ hội nhen nhóm xuất hiện khi Trường Hải xuất khẩu được một số mẫu xe ra nước ngoài (Ảnh: Thaco).

Honda và Mitsubishi cũng đưa dây chuyền sản xuất mới vào vận hành từ quý II năm 2020. Tập đoàn Thành Công cũng đầu tư thêm một nhà máy tại Ninh Bình, công suất hơn 100.000 xe/năm vào hoạt động.

Đặc biệt, VinFast đầu tư hơn 3,5 tỷ USD để xây dựng nhà máy, sản xuất lắp ráp xe rộng hơn 335 ha tại Hải Phòng để sản xuất mẫu xe mang thương hiệu Việt.

Về tỷ lệ nội địa hóa, Bộ Tài chính đánh giá các doanh nghiệp Việt gia tăng tỷ lệ nội địa hóa với hàm lượng sản xuất trong nước tăng lên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đơn cử như mẫu xe buýt của Trường Hải - Thaco có tỷ lệ nội địa hóa 60%, xe tải có tỷ lệ nội địa hóa 35-40%; xe con có tỷ lệ nội địa hóa bình quân 25% và một số mẫu đạt hơn 40%.

Doanh nghiệp ô tô Việt Nam còn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, xuất khẩu xe sang ASEAN và ra thế giới. Đơn cử như năm 2020 Thaco xuất khẩu hơn 1.400 xe các loại ra các nước, Công ty TMT nâng tỷ lệ nội địa hóa xe của hãng này lên từ 18,25% năm 2020 lên 22,6% năm 2021 và năm 2022 có thể tăng nội địa hóa lên hơn 40%.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính khẳng định: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện chỉ mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu.

Vẫn là một ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc

"Doanh nghiệp trong ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động", Bộ Tài chính cho biết.

"Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được các tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự; chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng, linh kiện", báo cáo của Bộ Tài chính nêu.

 

Gần 4 năm bỏ thuế nhập linh kiện, ngành ô tô Việt vẫn phụ thuộc nước ngoài - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp xe hơi có liên doanh hoặc mua linh phụ kiện lắp ráp xe từ nước ngoài vẫn phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch của các tập đoàn cả về giá cả và thiết kế (Ảnh minh họa).

Theo Bộ Tài chính, hiện tại ngành ô tô Việt Nam chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn; giá xe bán ra trong nước vẫn ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực.

Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, các sản phẩm được nội địa hóa có hàm lượng giá trị gia tăng và công nghệ ở mức thấp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp ô tô trong nước đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ xe nhập khẩu, trong đó có Thái Lan, Indonesia. Từ 7-10 năm tới là xe từ các nước trong CPTPP và EVFTA, đây là thách thực lớn cho ngành ô tô tại Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 nên đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều địa phương ban hành chính sách hạn chế đi lại để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nhà máy phải dừng sản xuất để phòng chống dịch. Bước sang đầu năm 2021, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, sức mua của người dân giảm đã làm thu hẹp đáng kể quy mô thị trường xe trong nước.

Tập hợp các báo cáo của các bộ ngành liên quan, Bộ Tài chính cho rằng, Chương trình ưu đãi thuế quan đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, hỗ trợ cho thị trường ổn định và duy trì được sản xuất trước sức cạnh tranh về giá của xe nhập khẩu, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện Chương trình những năm qua đã bộc lộ một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới.

Nguyễn Tuyền/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

08:37 , 16/05/2024

Góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

Tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

08:31 , 16/05/2024

Bộ Tài chính vừa có Công điện về tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng.

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn  tỷ đồng

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn tỷ đồng

08:09 , 16/05/2024

Vụ thu mùa năm 2024, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 152.000 ha với tổng sản lượng lương thực hơn 670.000 tấn. Tổng giá trị sản xuất vụ thu mùa năm 2024 phấn đấu đạt trên 9 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 4.300 tỷ đồng, bình quân thu nhập đạt 52,5 triệu đồng/ha.

Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc

Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc

08:03 , 16/05/2024

Năm 2024, xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi khi đơn hàng nhiều, giá bán cũng tăng lên. Không chỉ nhu cầu nhập gạo từ các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng cao mà ngay cả các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng như Philippines, Indonesia.

Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI

Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI

07:57 , 16/05/2024

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm ước đạt 6,28 tỉ USD. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong vòng 5 năm qua.

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa có trên 37.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Vụ xuân 2024, Thanh Hóa có trên 37.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

23:30 , 15/05/2024

Vụ xuân 2024, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp.

Thọ Xuân: Hơn 55 ha rau, củ, quả an toàn được sản xuất trong nhà màng, nhà lưới

Thọ Xuân: Hơn 55 ha rau, củ, quả an toàn được sản xuất trong nhà màng, nhà lưới

23:27 , 15/05/2024

Những năm qua, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích rau, củ, quả an toàn trong nhà màng, nhà lưới. Từ đó, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Triệu Sơn có 246 tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ, tập trung đất đai

Triệu Sơn có 246 tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ, tập trung đất đai

23:26 , 15/05/2024

Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 246 tổ chức, cá nhân hộ gia đình tham gia tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có 2 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 234 cá nhân hộ gia đình tham gia.

Hậu Lộc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Hậu Lộc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

23:23 , 15/05/2024

Đến trung tuần tháng 5 năm 2024, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã thả nuôi 1.855 ha thủy sản vụ xuân hè. Để đạt mục tiêu tổng sản lượng nuôi trồng 13.500 tấn thủy sản trở lên trong năm 2024, UBND huyện và các xã trên địa bàn huyện đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn chủ đồng kỹ thuật cải tạo ao đầm, nuôi tôm hiệu quả, quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, mật độ thả giống phù hợp cho tôm, ngao, cá.

Hoằng Hoá phát triển được 198 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn

Hoằng Hoá phát triển được 198 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn

23:18 , 15/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGap và hữu cơ vào sản xuất.