GDP Trung Quốc tăng 8.1%, trên đà thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
GDP Trung Quốc tăng 8,1% trong năm 2021, mức tăng nhanh nhất trong gần một thập kỷ và vượt xa mục tiêu hàng năm của chính phủ là đạt tốc độ tăng trưởng trên 6%.
![]() |
Hoàn cầu Thời báo dẫn số liệu do Tổng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 17.1 cho biết, tổng sản phẩm quốc nội - GDP của Trung Quốc năm 2021 đạt 114,37 nghìn tỉ nhân dân tệ (18 nghìn tỉ USD).
Ông Liu Xuezhi, chuyên gia kinh tế vĩ mô cấp cao của Ngân hàng Truyền thông, nói rằng nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 tiếp tục "phục hồi nhẹ" trong thời kỳ hậu COVID-19, với các chỉ số kinh tế chính hoạt động ở mức tương đối ổn định.
Quy mô nền kinh tế Trung Quốc năm 2021 tăng 2 nghìn tỉ USD so với năm 2020, hay gần tương đương với GDP của nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới là Italia vào năm 2020, dựa trên tính toán của Hoàn cầu Thời báo.
"Quy mô sản lượng kinh tế gia tăng trong năm 2021 cũng đạt mức cao mới" - ông Tian Yun, cựu phó giám đốc Hiệp hội Hoạt động Kinh tế Bắc Kinh, cho hay. Ông ước tính rằng từ năm 2020 đến năm 2021, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đóng góp hơn 50% vào tỷ trọng của thế giới, làm nổi bật vai trò của Trung Quốc như là mỏ neo và ổn định cho nền kinh tế toàn cầu.
Năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới tăng trưởng GDP 2,3%. Tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2020-2021 là 5,1%, cũng dẫn đầu hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, GDP của Mỹ dự kiến tăng 5,6% vào năm 2021, và tốc độ tăng trưởng trung bình ước tính là 1,05% trong giai đoạn 2020-2021.
Trong quý 4 năm 2021, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 4,0%. Tăng trưởng kinh tế trong quý 1, 2 và 3 lần lượt là 18,3%, 7,9% và 4,9%.
![]() |
"Tăng trưởng GDP hàng quý của Trung Quốc giảm dần trong suốt cả năm. Áp lực giảm đã lên đến đỉnh điểm vào quý 3, nhưng hầu hết đã được giải tỏa trong quý 4, có nghĩa là nền kinh tế đã chạm đáy và có thể khởi đầu thuận lợi trong năm nay" - Tian nói.
Mặc dù áp dụng chiến lược zero-COVID, song sản lượng nhà máy của Trung Quốc - được thúc đẩy bởi cả nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài và chuỗi cung ứng linh hoạt trong nước - tiếp tục chuỗi hoạt động sôi động vào năm 2021, trong khi đầu tư vào sản xuất và bất động sản giảm và sự hồi sinh của COVID-19 ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Theo NBS, doanh số bán lẻ tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 44,08 nghìn tỉ nhân dân tệ trong năm 2021. Giá trị gia tăng công nghiệp tăng 9,6% và đầu tư vào tài sản cố định tăng 4,9%, đạt 54,45 nghìn tỉ nhân dân tệ.
Năm 2021, khối lượng ngoại thương của Trung Quốc đạt 6,05 nghìn tỉ USD, lần đầu tiên vượt qua cột mốc 6 nghìn tỉ USD.
Các nhà phân tích cho biết trong thời gian tới, sự lan rộng của biến thể Omicron ở Bắc Kinh, Chu Hải và Thiên Tân cũng như sự trỗi dậy của biến thể Delta đã phủ bóng đen lên chi tiêu trong dịp Tết nguyên đán và triển vọng kinh tế cho quý 1 năm 2022, mặc dù tác động này có thể sẽ biến mất vào quý 2.
Theo một báo cáo của Viện Khoa học Trung Quốc, tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ ở mức vừa phải vào khoảng 5,5% vào năm 2022.
"Năm nay, các nhà chức trách được phép điều chỉnh để có một chính sách tài khóa chủ động hơn nhằm thúc đẩy kinh tế, nhưng sẽ không phải là biện pháp kích thích ồ ạt" - ông Tian nói.
Số liệu kinh tế của Trung Quốc đánh dấu một sự bắt kịp hơn nữa với Mỹ - quốc gia được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng GDP 6% trong năm 2021.
Trước đó, Trung Quốc được dự báo sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030, nhưng cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Justin Lin cho rằng Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu này sớm nhất là vào năm 2028.
Cuộc đua song mã sẽ trở nên sôi động vào năm 2022, khi mức tăng trưởng của Trung Quốc được IMF dự báo là 5,6%, trong khi tốc độ tăng trưởng của Mỹ dự kiến là 5,2%.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng thư ký NATO cảnh báo tiến trình hòa bình của Ukraine “không dễ dàng”
Ngày 15/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, đã có chuyến thăm bất ngờ đến thành phố Odesa, miền Nam Ukraine và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tổng thống Trump hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán
Ngày 15/4, Phát biểu với báo giới, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục hối thúc Trung Quốc chủ động liên lạc với ông -để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giải quyết căng thẳng thương mại ngày càng leo thang- giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhà lãnh đạo tối cao Iran đánh giá đàm phán với Mỹ diễn ra tốt đẹp
Phát biểu trong cuộc họp với các thành viên của Quốc hội, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei ngày 15/4 bày tỏ hài lòng về các cuộc đàm phán giữa nước này và Mỹ, song cảnh báo tiến trình đàm phán cuối cùng có thể sẽ không đem lại kết quả. Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Khamenei sau khi cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai nước diễn ra tại Oman ngày 12/4 vừa qua.

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 6,9% trong quý I/2025
Bất chấp nhiều thách thức từ môi trường bên ngoài, Tính theo đồng nhân dân tệ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong quý I/2025 đã tăng 1,3 % so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu tháng 3 của Trung Quốc tăng vượt dự báo khi các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất hàng ra nước ngoài nhằm tránh các mức thuế quan cao từ Mỹ.

OPEC điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2025
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 14/4 đã công bố báo cáo hàng tháng, trong đó điều chỉnh dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2025. Động thái này được cho là phản ánh tình hình kinh tế toàn cầu suy yếu và tác động tiêu cực từ các căng thẳng thương mại.

Nga phê duyệt chiến lược năng lượng đến năm 2050 với nhiều thay đổi
Thủ tướng Nga, Mikhail Mishustin ngày 14/4 đã phê duyệt chiến lược năng lượng đến năm 2050, chiến lược này đã cho phép hàng loạt lĩnh vực trọng yếu của Nga đáp ứng chính xác hơn những thay đổi đang diễn ra trên thế giới.

CEO Meta Mark Zuckerberg ra điều trần trong phiên tòa chống độc quyền lịch sử tại Mỹ
Ngày 15/4, Giám đốc điều hành hãng Meta Mark Zuckerberg đã phải trực tiếp ra điều trần trước tòa án liên bang trong phiên xét xử được xem là bước ngoặt đối với ngành công nghệ Mỹ. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới phải trực tiếp bảo vệ chiến lược sáp nhập của mình trước nguy cơ bị yêu cầu chia tách hai nền tảng mạng xã hội quan trọng là Instagram và WhatsApp.

Thủ tướng Li băng thăm Syria, khởi động lại quan hệ giữa hai nước láng giềng
Thủ tướng Libang Nawaf Salam ngày 14/4 đã gặp lãnh đạo lâm thời Syria Ahmed Al-Sharaa tại Damascus, trong khuôn khổ chuyến thăm nhằm khởi động lại quan hệ giữa hai nước láng giềng.

Bỉ trưng bày bộ sưu tập trứng Phục Sinh độc đáo
35 nghệ nhân socola tài hoa nhất của Bỉ đã trình làng bộ sưu tập trứng Phục Sinh có một không hai, lấy cảm hứng từ phong cách Art Deco.

Thế giới lên án cuộc tấn công của Israel vào bệnh viện cuối cùng còn hoạt động ở Gaza
Tại Dải Gaza, sau khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ hồi tháng 3, quân đội Israel đang đẩy mạnh tấn công và mở rộng kiểm soát dải đất nhằm gây sức ép để Hamas thả số con tin còn lại. Trong vụ việc mới nhất, Israel ngày 13/4 thực hiện một vụ không kích vào bệnh viện al-Ahli, bệnh viện cuối cùng còn hoạt động bình thường cung cấp dịch vụ y tế quan trọng ở Gaza . Vụ việc gây ra sự lên án mạnh mẽ ở Palestine và cộng đồng quốc tế cũng bày tỏ sự phẫn nộ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.