Giá bán smartphone ngày càng đắt đỏ?
Theo nghiên cứu mới đây của Counterpoint Research, giá bán trung bình của sản phẩm smartphone trên toàn thế giới có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nghiên cứu này, giá bán trung bình (ASP) của điện thoại thông minh tại một số khu vực thị trường lớn như: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Trung Đông, Nam Phi, Châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc đang tăng so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ các thị trường Mỹ Latinh.
![]() |
Cụ thể, mức tăng trưởng giá bán trung bình của điện thoại thông minh cao nhất tại Trung Quốc là 310 USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại các thị trường Bắc Mỹ, mức tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 471 USD. Ở khu vực thị trường Mỹ Latinh, mức giá trung bình giảm 5% so với năm 2019.
Counterpoint Research nhận định, xu hướng tăng giá bán xuất phát từ việc doanh số bán hàng của smartphone toàn cầu đang đi xuống. Mặc dù vậy, phân khúc điện thoại cao cấp vẫn đang có xu hướng tiêu thụ tốt khi chỉ giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này thấp hơn nhiều so với mức giảm 23% của toàn bộ thị trường smartphone.
Trong quý 2 vừa qua, Apple vẫn dẫn đầu về doanh thu của thị trường di động toàn cầu. Theo đó, cứ 100 đồng doanh thu từ mảng kinh doanh thiết bị này thì có tới 34 đồng thuộc về công ty Mỹ. Huawei và Samsung lần lượt xếp ở vị trí số 2 và số 3 với 20% và 17% thị phần. Hai vị trí còn lại trong top 5 là Vivo và OPPO với doanh thu lần lượt là 7% và 6%.
Cũng theo Counterpoint Research, đây là lần đầu tiên Huawei vượt mặt Samsung về cả tỉ trọng doanh thu và số lượng thiết bị bán ra trên toàn cầu bất chấp những khó khăn từ lệnh cấm vận mà Chính phủ Mỹ đang áp đặt lên ông lớn công nghệ của Trung Quốc./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Tăng cường quản lý về nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ. Mục tiêu là nâng cao hiệu quả, tính ứng dụng của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được nghiệm thu trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ứng dụng công nghệ trong xác minh danh tính các liệt sĩ chưa biết tên
Năm 2024, Ngân hàng gene liệt sĩ chưa xác minh được danh tính chính thức đi vào vận hành, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện nay, Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan đang triển khai cao điểm đợt thu nhận mẫu gene thân nhân liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong ngân hàng gene. Từ đây, ứng dụng công nghệ đã mở ra cơ hội mới để hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa biết tên được đoàn tụ với người thân.

Công bố 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ sản xuất tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố danh sách sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu trên Cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.

Triển khai giảng dạy học phần công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Dự kiến khóa sinh viên viên trúng tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội tới đây học học phần “Nhập môn công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo”.

Viettel Thanh Hóa nâng cao chất lượng dịch vụ 5G
Theo dữ liệu công bố từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, trong tháng 4/2025, Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng 5G với 6,2 triệu người dùng 5G cho đến thời điểm hiện tại. Tại Thanh Hóa, nhà mạng Viettel đang tiếp tục mở rộng vùng phủ, nâng cao chất lượng mạng 5G, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Ứng dụng sáng kiến khoa học trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước sạch
Thời gian qua, ngành cấp nước Thanh Hoá đã đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân viên chức và người lao động. Qua đó, đã có nhiều sáng kiến, giải pháp khoa học đã được ứng dụng mang lại hiệu quả trong sản xuất, nâng cao chất lượng cấp nước phục vụ khách hàng.

Ra mắt nền tảng AI đột phá về ngôn ngữ: Dùng tiếng Việt đi khắp năm châu
Công ty Cổ phần Công nghệ Loca AI vừa chính thức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ mang tên Loca AI với thông điệp "Dùng tiếng Việt đi khắp năm châu".

Tiện ích ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile
Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, người nộp thuế đã dễ dàng hoàn thành mọi nghĩa vụ liên quan đến thuế, không giới hạn không gian, thời gian. Đó là những tiện ích của ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí cho người nộp thuế và tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý thuế.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm nâng cao năng suất và hạn chế rủi ro trong sản xuất, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.