Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao kỷ lục
Giá gạo tại các nước xuất khẩu gồm Thái Lan và Việt Nam đã tăng liên tiếp từ ngày 20/7 khi Ấn Độ và một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo tẻ thường, và tiếp tục lập kỷ lục mới trong những ngày cuối tháng 8 đến nay.
Tại thị trường Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch hôm 31/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta đạt 643 USD/tấn, tăng 20,6% so với ngày 19/7. So với các nước xuất khẩu gạo top đầu, giá gạo 5% tấm và 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm giữ vị trí số 1 thế giới. Trong đó, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan lần lượt là 10 USD/tấn và 63 USD/tấn.
Với lượng gạo xuất khẩu 7 - 8 triệu tấn/năm, hiện Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Ở một số thời điểm, Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về lượng gạo xuất khẩu.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng đẩy giá gạo thế giới tăng mạnh, tác động lớn đến thương mại gạo toàn cầu, quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp gặp khó khăn do giá cả tăng quá nhanh. Điều này khiến chuỗi cung ứng từ nông dân, thương lái đến nhà máy xay xát và doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị đứt gãy. Nguyên nhân là do tâm lý chờ giá, hợp đồng liên kết bị phá vỡ, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Thanh Hóa phát triển cây khoai tây vụ đông theo liên kết sản xuất
Cây khoai tây là một trong những cây trồng vụ đông chủ lực tại Thanh Hóa. Để bà con nông dân yên tâm mở rộng diện tích và đầu tư chăm sóc cây khoai tây, chính quyền các địa phương trong tỉnh đang khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết với người dân trồng khoai tây.

Các doanh nghiệp tăng cường chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết
Ngay từ đầu tháng 11/2023, sức mua của người tiêu dùng đã có xu hướng tăng dần. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã gấp rút chuẩn bị nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm
Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm trung bình là 0,2%.

Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất
Năm 2023, nguồn thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo dự toán của Bộ Tài chính là 7.100 tỷ đồng và dự toán của UBND tỉnh khoảng 7.800 tỷ đồng. Đến ngày 23/11, toàn ngành thuế đã thu tiền sử dụng đất được 6.500 tỷ đồng. Ngành thuế hiện đang nỗ lực thực hiện các giải pháp, đảm bảo hết năm 2023, nguồn thu tiền sử dụng đất dự kiến đạt khoảng 7.800 tỷ đồng như dự toán của UBND tỉnh.

Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
Đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa có 445 sản phẩm Ocop; trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Với kết quả này, Thanh Hóa đã vươn lên xếp thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP, sau thủ đô Hà Nội.

Nhân rộng diện tích khoai tây vụ Đông theo liên kết sản xuất
Cây khoai tây được ngành nông nghiệp Thanh Hoá xác định là một trong những đối tượng trồng trọt chủ lực của vụ Đông năm 2023-2024. Nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm, các địa phương trong tỉnh đang tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết mở rộng diện tích trồng cây khoai tây với người dân.

Giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024
Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, thuế VAT sẽ giảm 2% bắt đầu từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Tỉnh Thanh Hoá dự kiến hoàn thành vượt mục tiêu phát triển doanh nghiệp mới 2023
Đến ngày 15/11, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có 2.927 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đạt 97,6% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập mới.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm
Thời gian qua, khu vực sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp hạn chế, khiến tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chủ động đưa ra các chương trình ưu đãi cho vay nhằm kích thích nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp trong những tháng cuối năm.

Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn giống thủy sản
Với hơn 19.200 ha nuôi trồng thủy sản, nhu cầu về nguồn con giống phục vụ nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là rất lớn. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 50% nhu cầu cho các đơn vị nuôi trồng, phần lớn phải nhập từ tỉnh ngoài. Do đó, ngành nông nghiệp, các đơn vị, địa phương luôn quan tâm kiểm tra chất lượng nguồn con giống, góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.