Gia Lai: Trường cao đẳng "đói" sinh viên, nhiều giảng viên phải đi "biệt phái"
Nhiều năm nay, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đang gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Tính riêng năm học 2019-2020, trường này dự kiến tuyển hơn 300 chỉ tiêu sinh viên nhưng chỉ tuyển được 93 sinh viên. Thực trạng đáng buồn nói trên khiến nhiều giảng viên phải đi biệt phái, chuyển công tác, xin nghỉ việc sớm.
Gặp khó trong tuyển sinh
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai được thành lập từ năm 1979. Đây là ngôi trường có bề dày lịch sử và góp công lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai. Nhà trường được phép đào tạo giáo viên các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chính quy ở 2 hệ: trung cấp, cao đẳng; mở các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, tiếng Jrai và liên kết với các trường đại học trong cả nước mở các lớp hệ vừa học vừa làm, cao học.
Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai lại rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” vì thiếu vắng người học. Số lượng sinh viên đăng ký học tại trường này cứ giảm dần theo từng năm. Tính riêng năm học 2019-2020, nhà trường dự kiến tuyển hơn 300 chỉ tiêu sinh viên hệ chính quy nhưng chỉ tuyển được 93 sinh viên. Không đủ số lượng sinh viên, nhà trường buộc phải tạm dừng đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ chính quy.
![]() |
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Võ Thạnh - Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai cho hay: “Năm học 2019-2020, nhà trường chỉ mở được 3 lớp chính quy gồm: lớp trung cấp mầm non với 30 em; lớp cao đẳng mầm non với 31 em và lớp cao đẳng tiểu học với 32 em. Chỉ tiêu hệ trung cấp mầm non tuyển đủ sinh viên còn các chỉ tiêu khác thì nhà trường tuyển không đủ. Hai năm nay, nhà trường tạm dừng các ngành đào tạo giáo viên trung học cơ sở vì không tuyển sinh được”.
Dù năm học mới đã bắt đầu hơn 1 tháng nhưng trường CĐ Sư phạm Gia Lai vẫn đìu hiu, vắng vẻ. Ngôi trường được đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng khang trang và mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng chỗ cho hàng ngàn lượt sinh viên theo học đang rơi vào thảm cảnh “khốn đốn” trong công tác tuyển sinh.
“3 năm nay, trường chúng tôi gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh hệ chính quy. Vì có sự thay đổi trong việc nâng chuẩn trình độ đại học đối với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở nên sinh viên không đăng ký học hệ cao đẳng nữa”, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho biết.
Giảng viên hoang mang vì đi “biệt phái”
Hiện nay, Trường CĐ Sư phạm Gia Lai đang gặp khó trong công tác tuyển sinh khiến 105 cán bộ, giảng viên, nhân viên và đặc biệt là 96 giảng viên có tình độ từ cử nhân đến tiến sĩ lâm vào tình cảnh thiếu việc làm. Cuộc sống của gia đình họ chịu nhiều ảnh hưởng từ việc này.
Trước tình trạng trên, nhiều giảng viên xin nghỉ hưu, chuyển cơ quan hay làm thêm việc khác để có tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã có văn bản cử 28 giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đi biệt phái. Họ được điều động về giảng dạy tại trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Có giảng viên phải dạy ở trường cách thành phố 140km. Thời gian biệt phái là từ nửa năm đến hết 1 năm học.
Chúng tôi có dịp nói chuyện với nhiều giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Đa phần các thầy, cô đều cảm thông, chia sẻ với trường trong giai đoạn khó khăn này nhưng không ít người hoang mang và bất bình với thực tại ở trường. Họ bất bình vì công tác dự nguồn cán bộ cho trường chưa được chú trọng dẫn đến việc thiếu lãnh đạo quản lý bởi khi hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng nghỉ hưu thì nhà trường duy chỉ còn 1 phó hiệu trưởng quản lý chung.
Ngoài ra, nhiều giáo viên còn bức xúc trước việc hơn 2.000 tiết dư giờ của giảng viên từ năm 2016-2017 chưa được thanh toán vì kiểm toán kết luận không hợp lệ trong việc chi trả dù việc dư giờ là hoàn toàn đúng. Số tiền thanh toán chỉ mới dừng ở mức 200 triệu đồng. Ngoài ra, họ còn tỏ thái độ không đồng tình trước việc Ban giám hiệu nhà trường và các cấp liên quan chưa có một giải pháp chiến lược để giải quyết dứt điểm tình trạng hiện tại của trường.
“Nhiều giảng viên bị xáo trộn về mặt tư tưởng và cảm thấy buồn cho thực trạng của trường. Rất nhiều thầy, cô giáo cũng cảm thấy có cái gì đó cay đắng khi nhận quyết định biệt phái đến trường khác với tâm thế là bị dôi dư phải đi dạy để có lương chứ không phải để giúp nơi đó phát triển. Những người chưa phải đi biệt phái trong đợt này cũng lo lắng cho tương lai. Có những người đã dạy hơn 20 năm, nếu phải đi dạy huyện xa, cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng”, Ông Chu Thanh Dũng - Trưởng Khoa Xã hội Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai chia sẻ.
Ngày 30/9/2019, nhiều giảng viên biệt phái đã đến trường mới nhận nhiệm vụ. Cũng có giảng viên quyết định không đến trường mới nhận nhiệm vụ mà sẽ viết đơn xin nghỉ việc. Điển hình là giảng viên H.Đ.T-Khoa Thể dục - Nhạc họa.
Thầy T. bộc bạch: “Tôi dạy ở trường gần 10 năm. Những năm đầu công việc ổn nhưng về sau khó khăn nên tôi phải làm thêm nhiều nghề khác kiếm sống. Khoa tôi có 4 người đi biệt phái. Tôi được phân công về dạy ở Trường THPT Plei Me (xã Ia Ga, huyện Chư Prông), cách thành phố khoảng 70km. Tôi sẽ viết đơn xin nghỉ việc vì nhiều lý do. Ngoài chuyện lương thấp mà phải đi xa thì một số công việc làm thêm khác của tôi và cả chuyện gia đình bị ảnh hưởng”.
Thực trạng hiện tại của trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của giảng viên và nhân viên, đặc biệt là giảng viên biệt phái. Hiện, nhà trường đang xây dựng nhiều giải pháp để khôi phục lại vị thế của trường và tạo công việc ổn định cho giáo viên.
“Việc phát triển mô hình trường cao đẳng theo hướng như cũ là không còn phù hợp nữa mà phải có sự thay đổi. Có nhiều cách thay đổi, một là làm phân hiệu hoặc cơ sở của trường đại học nào đó, hai là lập đề án thành lập trường trung học cơ sở-trung học phổ thông chất lượng cao, tự chủ về mặt tài chính. Hiện, phương án 2 là tối ưu nhất, chúng trường đã trình đề án và đang chờ tỉnh phê duyệt”, bà Hà cho biết thêm.
Theo Phạm Hoàng/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả đào tào ngoại ngữ
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI đang tạo ra những thay đổi rõ nét trong ngành giáo dục. Trong đó, đào tạo ngoại ngữ ghi nhận sự tác động tích cực rõ rệt. Với khả năng phân tích dữ liệu, học máy và phản hồi theo thời gian thực, AI đang từng bước giúp việc học ngôn ngữ trở nên thông minh, linh hoạt và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.

Các trường THPT tập trung ôn tập cho học sinh lớp 12
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng 6. Đây là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang trong giai đoạn tăng tốc ôn tập kiến thức giúp các em tự tin bước váo kỳ thi.

Môn lịch sử có số lượng thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT nhiều nhất
Thông tin về tình hình đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ở từng môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, môn lịch sử có số lượng thí sinh chọn đăng ký dự thi nhiều nhất trong các môn lựa chọn.

Tăng gấp đôi tiền hỗ trợ cho trẻ bán trú
Từ 1/5, Nghị định số 66/2025 của Chính phủ quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách chính thức có hiệu lực.

3 trường hợp được miễn tất cả các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, có ba trường hợp được miễn tất cả bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Quy định mới về liên kết đào tạo với nước ngoài
Thông tư 07/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/5.

Quy định mới của Quy chế tuyển sinh đại học
Thông tư 06/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 5/5/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nghị định số 66 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5.

Các mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký, cả nước có hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025. Trong đó, có hơn 1 triệu 120 nghìn học sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, và gần 43 nghìn thí sinh tự do. Một số mốc thời gian quan trọng mà thí sinh và các nhà trường cần lưu ý.

Thành phố Sầm Sơn tuyên dương 162 giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi
Chiều ngày 29/4, Ủy ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ tuyên dương và trao thưởng cho 162 giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh năm học 2024 – 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.