ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức

Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, việc gia nhập Công ước này là cần thiết để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cưỡng bức lao động.

28/04/2020 08:35

Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức là một trong tám Công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), được thông qua ngày 25/6/1957. Tính đến ngày 26/3/2020, trên thế giới đã có 173/187 quốc gia thành viên của ILO tham gia Công ước này. Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, việc gia nhập Công ước này là cần thiết để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cưỡng bức lao động. 

gia nhap cong uoc 105 - tien toi xoa bo hoan toan lao dong cuong buc hinh 1
Việc gia nhập Công ước này là cần thiết để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cưỡng bức lao động. 

Với tư cách thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đến nay, Việt Nam đã gia nhập 24 Công ước của ILO, trong đó, có 6/8 Công ước cơ bản. Hai Công ước cơ bản còn lại Việt Nam chưa gia nhập là Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức.

Để chuẩn bị cho việc gia nhập Công ước 105, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa trình hồ sơ xem xét gia nhập Công ước lên Chính phủ để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 5 tới.

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Công ước số 105 là 1 trong 8 công ước cơ bản của ILO và cùng cặp với Công ước số 29 trong nhóm tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Từ năm 2007, Việt Nam đã gia nhập Công ước số 29. Việc gia nhập Công ước 105 góp phần bãi bỏ hành vi cưỡng bức lao động ra khỏi đời sống, bảo vệ tốt hơn quyền con người, giảm thiểu các tác động tiêu cực toàn cầu hóa và hài hòa quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động quan hệ lao động.

Ông Lê Văn Thanh nêu rõ: “Qua rà soát nghiên cứu cho thấy pháp luật Việt Nam phù hợp với quy định Công ước 105. Để đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định của Công ước, trên thực tiễn, sau khi gia nhập, Việt Nam cần thực hiện tuyên truyền phổ biến Công ước 105 tới người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan, tổ chức có liên quan; Đào tạo tập huấn năng cao năng lực cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức liên quan để phòng chống và xóa bỏ lao động cưỡng bức; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ công tác phòng chống, xóa bỏ lao động cưỡng bức”.

Việc không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất về các loại hàng hóa, dịch vụ được coi là một thành phần của “giấy thông hành”, giúp cho hàng hóa dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu, nhất là thị trường EU và Hoa Kỳ. Hiện nay, ở nhiều nơi, nhất là ở các thị trường phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ..., các nhà nhập khẩu đều không chấp nhận những sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Chính vì thế, việc phòng, chống các hành vi cưỡng bức lao động khuyến khích doanh nghiệp không thực hiện các hành vi cưỡng bức lao động, góp phần giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được các rủi ro bị cấm nhập hoặc bị tẩy chay bởi quốc gia nhập khẩu hàng hóa đó.

Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, mặc dù Luật lao động 2019 của Việt Nam có nhiều điểm tương thích với Công ước 105 nhưng vẫn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như các cam kết về lao động, thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và thành lập nhóm tư vấn trong nước nhằm theo dõi việc thực thi các cam kết thương mại.

“Với sự tham gia của đại diện người lao động, đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học... có thể làm gia tăng sức ép về giám sát xã hội trong quá trình thực thi hiệp định và từ đó đặt ra những thách thức nhất định đối với Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ đã thảo luận, cân nhắc rất kĩ về định hướng, lộ trình, cách thức sửa đổi các văn bản pháp luật phê chuẩn các công ước của ILO. Thách thức nảy sinh sẽ được giải quyết thông qua việc xây dựng những quy định phù hợp về điều kiện, thủ tục thành lập, quản lý đăng kí hoạt động, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật”, ông Khánh cho biết.

Khẳng định việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, việc gia nhập Công ước số 105 tiếp tục khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của ILO, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Theo lộ trình, dự kiến Việt Nam sẽ gia nhập Công ước số 105 vào năm nay. Tuy nhiên, hồ sơ xin gia nhập cần bổ sung và làm rõ thêm một số nội dung như: Tác động về lao động, việc làm và an sinh xã hội; vấn đề áp dụng tự động hóa trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; các biện pháp phi thuế quan trong lĩnh vực dược phẩm; cam kết của Việt Nam trong một số ngành dịch vụ và đầu tư cụ thể...

Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết: “Chúng ta phải đảm bảo điều kiện hoạt động công đoàn theo Điều 24 của Luật công đoàn, với quyền của thành viên Ban lãnh đạo tổ chức công đoàn, đại diện người lao động tại cơ sở theo điều 176 của Bộ luật lao động năm 2019. Trong bối cảnh tác động của đại dịch covid 19 và áp dụng tự động hóa trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm ngành thâm dụng lao động mà chúng ta thường cho rằng có tác động tốt nhất trong EVFTA liệu có bị tác động hay không, kể cả vấn đề việc làm trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 40 sẽ như thế nào? Tôi nghĩ rằng có những vấn đề chúng ta phải rà soát thêm. Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ rà soát để chúng ta có thể thống nhất trình Quốc hội thông qua cho thuận lợi”.

Việc cam kết loại bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc theo Công ước 105 như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế, xử lý vi phạm kỷ luật lao động, loại bỏ sự phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nam sinh “10 năm được bạn cõng” tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách khoa Hà Nội

Nam sinh “10 năm được bạn cõng” tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách khoa Hà Nội

20:42 , 12/05/2025

Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn vẫn được ví như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Suốt 10 năm, không kể mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh. Sau những nỗ lực phi thường của cả 2, mới đây, Nguyễn Tất Minh đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính của trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bãi rác gây ô nhiễm khu dân cư

Bãi rác gây ô nhiễm khu dân cư

18:07 , 12/05/2025

Theo người dân thôn Nghĩa Hương, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá, hiện nay, bãi tập kết rác tạm thời đặt gần thôn thường xuyên quá tải, không được xử lý kịp thời. Bãi rác tạm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong thôn.

Thanh Hóa có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt

Thanh Hóa có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt

18:01 , 12/05/2025

Bộ Công an vừa thông tin về kết quả đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, Thanh Hóa là 1 trong 12 địa phương có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt.

Nâng cao vai trò của công an cấp xã trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Nâng cao vai trò của công an cấp xã trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông

11:05 , 12/05/2025

Ngay sau khi thực hiện chủ trưởng giải thể Công an cấp huyện để tinh gọn bộ máy của Bộ công an, lực lượng công an cấp xã đã được tăng cường để cùng với Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện nhằm duy trì sự ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông ngay trong bối cảnh mô hình tổ chức mới được vận hành.

Cả nước hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025

Cả nước hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025

07:11 , 12/05/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư để hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.

Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng hành chính công

Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng hành chính công

07:07 , 12/05/2025

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ cùng quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một nền hành chính giấy tờ truyền thống đã chuyển mình mạnh mẽ; hướng tới nền hành chính số với những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

“Tăng tốc” hỗ trợ người người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2

“Tăng tốc” hỗ trợ người người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2

07:06 , 12/05/2025

Hiện nay, lực lượng Công an toàn tỉnh đang “tăng tốc” hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đây là bước quan trọng để tạo thuận tiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cũng như thúc đẩy việc thực hiện tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp

07:06 , 12/05/2025

Theo Bộ Nội vụ, có 2 nhóm công chức, viên chức được xác định phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thọ Xuân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng công nhân

Thọ Xuân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng công nhân

23:02 , 11/05/2025

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động huyện Thọ Xuân tổ chức lễ phát động Tháng công nhân; hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025 và triển khai Kế hoạch “Bình dân học vụ số”.

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa

19:46 , 11/05/2025

Công trình trạm bơm Hoằng Khánh, nay thuộc xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa. Công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng yêu cầu vượt lũ do quá trình thi công công trình buộc phải cắt đê hữu sông Mã.