Gia tăng bệnh nhân mắc cúm A
(TTV) - Những ngày qua, các bệnh viện trên địa bàn Thanh Hóa ghi nhận số bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Các bác sĩ lưu ý, do trái mùa nên triệu chứng cúm A thường nặng, sốt rất cao, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng.
1 tháng trở lại đây bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận điều trị hơn 50 bệnh nhân mắc cúm A, tăng cao so với cùng kỳ các năm trước. Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp người lớn mắc cúm A. Các bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, người nặng hơn thì bị viêm phổi, suy hô hấp. Theo các bác sĩ, việc xuất hiện nhiều ca mắc cúm A vào thời điểm này có dấu hiệu bất thường vì cúm A thường xảy ra vào mùa Đông Xuân.
BSCKI Nguyễn Văn Sơn, Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo những trường hợp khi có biểu hiện của cúm như sốt, ho, đau rát họng, đau mỏi người cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời. Người dân không nên tự mua các thuốc kháng virut không rõ nguồn gốc trên thị trường để điều trị.
Cúm A là bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là tại những nơi tập trung đông người như các điểm du lịch, trường học, khu vui chơi. Thời gian gần đây, nhiều bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng như cúm A/B, sốt xuất huyết, COVID-19 diễn biến phức tạp với những triệu chứng dễ nhầm lẫn. Do vậy, khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường và ở trong vùng dịch tễ, người dân cần đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng bệnh và đi khám sớm. Nhất là những trường hợp dễ có nguy cơ diễn biến nặng như người già, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh cúm A hiệu quả nhất đó là tiêm vaccine phòng cúm hàng năm.
Theo Cẩm Thơ – Mạnh Tuấn
Bản tin 18h30' ngày 29/7
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Viêm màng não mô cầu - 1 trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất
Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt
Trước ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt, Bộ Y tế khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Bộ Y tế nhấn mạnh bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, yêu cầu muối chế biến thực phẩm phải tăng cường i-ốt là phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và kinh nghiệm của quốc tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của người nghèo
Với mong muốn ngày càng có nhiều người dân được chăm sóc sức khoẻ toàn diện, năm 2023, tỉnh Thanh Hoá đã tặng gần 35.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Thanh Hóa phát triển hệ thống y tế chất lượng và hiệu quả
Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế Thanh Hóa đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Với mục tiêu hướng tới nền y tế công bằng, hiệu quả, ngành y tế Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương quan tâm phát triển y tế cơ sở.
Phòng chống các bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ vào mùa lạnh
Thời tiết giao mùa, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Tình trạng này tái phát liên tục không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra các bệnh lý về hô hấp là gì? Và làm cách nào để phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ? Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ, Bác sĩ Quan Thế Dân, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.
Việt Nam đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất
Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên toàn cầu, với tỷ lệ tử vong do ung thư gan là 23/100.000 dân.
Khám sàng lọc bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ và can, phạm nhân
Ngày 06/11, Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa triển khai khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác và người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân đang bị giam, giữ, cải tạo tại Trại tạm giam.
Hộ gia đình tại Việt Nam dùng muối i-ốt chỉ 27%, thấp hơn 3 lần khuyến cáo của WHO
Báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt cho thấy: Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.