Lượng du khách đến các di tích lịch sử văn hóa tăng
Trong những năm qua, nhiều di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm đầu tư, tôn tạo và tích cực đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với đẩy mạnh kết nối với các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Vì vậy lượng du khách đến thăm quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tăng mạnh.
Với trên 20 công trình văn hóa lịch sử, kiến trúc và hệ thống các công trình phụ trợ được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đang trở thành điểm du lịch tâm linh đặc sắc, hấp dẫn nhất xứ Thanh.
Năm 2024, Khu di tích Lam Kinh đón khoảng 320 nghìn lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Chị Tiêu Thanh Phượng, Du khách đến từ TP Cần Thơ, cho biết: "Tham quan khu di tích này, tôi nhận thấy tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư để khôi phục giá trị truyền thống. Khâu đón tiếp chu đáo, người dân Thanh Hóa tôi hi vọng đến đây lần thứ 2".


Ông Nguyễn Xuân Toán, Trưởng ban Quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Toán, Trưởng ban Quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi chuẩn bị hệ thống xe điện, công nghệ 4.0, đào tạo được đội ngũ hướng dẫn viên chuẩn. Công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với hệ thống giáo dục trong và ngoài tỉnh để về giáo dục địa phương".
Từ năm 2021-2023, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 50 lượt di tích được đầu tư tu bổ, tôn tạo, với tổng kinh phí thực hiện là trên 396 tỷ đồng. Ngoài việc tu bổ, phục dựng các công trình kiến trúc, văn hóa lịch sử trọng điểm trong các khu di tích, các địa phương cũng đã kêu gọi xã hội hóa xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, cảnh quan môi trường, bãi đỗ xe... Một số điểm di tích đã đưa hệ thống xe điện vào hoạt động nhằm kết nối các điểm di tích, đa dạng hóa các tuor, tuyến và sản phẩm du lịch, đổi mới các lễ hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật. Vì vậy, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến các điểm di tích văn hóa lịch sử gia tăng đáng kể. Riêng Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và các khu di tích quốc gia đặc biệt dự kiến trong năm 2024 đón được trên 1,7 triệu lượt du khách, tăng 120% so với năm 2023.


Ông Trương Hoài Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn văn hóa Thanh Hóa
Ông Trương Hoài Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn văn hóa Thanh Hóa, cho biết: "Ban quản lý di tích đền Bà Triệu đã thực hiện số hóa, đưa di tích quảng bá đến du khách. Chủ động đấu mối với đơn vị, trường học cả trong và ngoài tỉnh để đưa du khách đến gần di tích".
Việc quan tâm đầu tư, tu bổ và đổi mới các hoạt động quản lý văn hóa đã góp phần bảo tồn, nâng cao giá trị di tích lịch sử văn hóa. Nhiều di tích lịch sử đã trở thành các điểm du lịch văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, từ đó lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử của xứ Thanh đến du khách muôn phương.


Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu
Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.