Gia tăng nguồn thu Quỹ bảo vệ phát triển rừng
Trong những năm qua, Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã tham gia có hiệu quả vào công tác huy động nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch không chỉ tạo niềm tin cho các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng mà đã tác động mạnh mẽ đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Công ty cổ phần Cấp nước Thanh Hóa là đơn vị sử dụng tài nguyên nước để sản xuất, kinh doanh nước sạch phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện nay trung bình mỗi năm đơn vị sử dụng trên 40 triệu m3 nước thô để sản xuất.

Nguồn kinh phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng được đơn vị đóng nghiêm túc theo quy định và gia tăng theo từng năm. Từ năm 2020- 2023 đơn vị đã đóng góp gần 5,5 tỉ đồng sử dụng dịch vụ môi trường rừng, riêng năm 2023 dự kiến sẽ đóng góp trên 2,1 tỉ đồng.

Ông Lê Sỹ Len - Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Thanh Hóa
Ông Lê Sỹ Len - Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Thanh Hóa cho biết: "Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách của nhà nước trong đó các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng có trách nhiệm phải chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường rừng. Có thể nói đây là nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp làm gia tăng nguồn thu cho chủ rừng, giảm nhẹ ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng này trong những năm qua công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở mức quy định về chi trả và sản lượng nước hàng kì cấp cho khách hàng hàng quý chúng tôi lập bảng kê, đóng đúng quy định. Số tiền gia tăng theo từng năm".

Nhà máy thủy điện Cửa Đạt
Từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy thủy điện Cửa Đạt thuộc Công ty Cổ phần xây dựng và năng lượng VCP đã chủ động nộp kinh phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng với số tiền trên 61 tỉ đồng. Đây là số tiền để chi trả cho các chủ rừng thuộc lưu vực tỉnh Thanh Hóa. Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đem lại lợi ích bền vững không chỉ cho Nhà máy thủy điện Cửa Đạt mà còn đóng góp nguồn tái chính để bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng, tài nguyên mặt nước cho lưu vực sông Chu.

Phạm Tiến Luật - Giám đốc Nhà máy thủy diện Cửa Đặt, Công ty cổ phần Xây dựng và Năng lượng VCP
Phạm Tiến Luật - Giám đốc Nhà máy thủy diện Cửa Đặt, Công ty cổ phần Xây dựng và Năng lượng VCP cho biết thêm: "Việc đóng góp đầy đủ vào quỹ bảo vệ phát triển rừng nó đã thúc đẩy công tác bảo vệ và phát triển rừng. Cái này có 2 ý nghĩa, ngoài bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển kinh tế xã hội địa phương nó còn ý nghĩa nữa là chống bồi lắng hồ, giữ gìn và phát triển để chúng tôi có nguồn nước phát điện tăng sản xuất kinh doanh của chúng tôi".
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng như: thủy điện, nước sạch, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản…vv phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để nguồn thu hàng năm được tăng lên, Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hóa thường xuyên bám sát kế hoạch, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên để mở rộng quy mô quỹ. Quỹ cũng vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều hình thức khác nhau để đôn đốc các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng đóng phí đúng định mức và thời gian quy đinh.

Từ năm 2012- 2022, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và Phòng chống thiên tai Thanh Hóa đã tham mưu và trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với 27 doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Tổng số tiền Quỹ thu được trong 10 năm đạt trên 180,2 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, nguồn thu dự kiến đạt trên 32,3 tỷ đồng. Đặc biệt, mới đây, thông qua Quỹ Đối tác Các - bon trong Lâm nghiệp cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, giai đoạn từ 2023-2025 Thanh Hóa sẽ được Ngân hàng thế giới chi trả khoảng trên 8,9 triệu USD tiền bán tín chỉ Các- bon. Cùng với nguồn thu từ sử dụng dịch vụ môi trường rừng đang có thì nguồn kinh phí từ cung cấp tín chỉ các-bon sẽ góp phần to lớn để tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Ông Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn
Ông Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn cho biết thêm: "Trong những năm qua, chúng tôi thấy việc chi trả ủy thác dịch vụ môi trường rừng qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thanh Hóa công khai, minh bạch. Thông qua việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, công ty đã góp phần chi trả các lợi ích mà dịch vụ môi trường rừng đem lại cho nhà máy thuỷ điện Trung Sơn trong việc sử dụng nguồn nước mặt sông Mã để phát điện. Các khu rừng trong lưu vực hồ chứa thuỷ điện Trung Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và duy trì nguồn nước đồng thời hạn chế xói mòn và bồi lắng hồ chứa sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ hồ chứa thuỷ điện Trung Sơn".
Với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, viên chức Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản
Việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 90 ngày có thể coi là phép thử cho sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Với nông sản, thị trường Mỹ là đầu ra rất quan trọng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, ngoài giải quyết nhanh các đơn hàng, chiến lược giảm phụ thuộc vào một thị trường cũng được song song triển khai.

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Tuần lễ thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay được tổ chức từ ngày 15 - 21/4 với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" nhằm nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường. Tại Thanh Hoá, thời gian qua nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng luôn quan tâm chú trọng xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm, xem đây là chìa khoá để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Gia hạn 102 nghìn tỷ đồng thuế cho người dân, doanh nghiệp
Theo Nghị định 82 được Chính phủ ban hành mới đây, sẽ có hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước được gia hạn nộp các loại thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.