Giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc các công trình được phục dựng ở Di tích lịch sử Lam Kinh
Từ một phế tích hoang tàn, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa, Khu di tích lịch sử Lam Kinh từng bước được trùng tu, tôn tạo. Một công trình văn hóa lịch sử và tín ngưỡng tâm linh đã có lịch sử gần 6 thế kỷ hiện hữu từng ngày với những giá trị nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc độc đáo, để đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến ngưỡng vọng chiêm bái, thể hiện sự tri ân công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
Nhiều hạng mục công trình quan trọng tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được phục dựng như: Chính Điện, các tòa Thái miếu, Nghi môn, sân Rồng, cầu Bạch, sông Ngọc, giếng cổ và bảo vệ các lăng mộ, bia đá, cải tạo cảnh quan thiên nhiên. Trong đó, nổi bật nhất là Chính điện Lam Kinh – công trình được ví như "linh hồn" của khu di tích này.
Chính điện Lam Kinh mang đậm phong cách kiến trúc nhà Lê và được các chuyên gia đánh giá là một trong những công trình kiến trúc gỗ lớn nhất và phức tạp nhất hiện nay. Điều đặc biệt là việc thi công phỏng dựng Chính Điện hoàn toàn thực hiện bằng phương pháp thủ công .
Họa sỹ Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tu bổ di tích và xây dựng công trình văn Văn hóa Thanh Hóa cho biết: "Với công trình hoàn toàn làm bằng thủ công thì không thể thuê mướn bên ngoài được mà phải do mình đào tạo, huấn luyện thì mới nắm, hiểu rõ và thể hiện được ý tưởng, thể hiện công trình uy nghi và linh thiêng này".
Chính điện Lam Kinh được khởi công và phỏng dựng lại từ năm 2010 trên cơ sở nền móng và hệ thống chân tảng còn lại, cùng với các nghiên cứu sau nhiều lần khảo cổ học của các cơ quan chuyên môn. Một khối lượng vật liệu khá đồ sộ với 2.000m3 gỗ lim, hàng vạn gạch, ngói và hàng trăm con giống, trang trí diềm mái…cùng với công sức của những người thợ thủ công miệt mài thi công trong suốt nhiều năm trời. Công trình hoàn toàn được phục chế theo tư liệu, hiện vật qua nhiều lần khai quật và khảo cổ học tại Lam Kinh .
Họa sỹ Hoàng Tuấn Liêm, Giám đốc Công ty TNHH Tu bổ di tích và xây dựng công trình văn Văn hóa Thanh Hóa
Khi hành hương về Lam Kinh để dâng hương chiêm bái Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nhân dân và du khách trong cả nước còn được chiêm ngưỡng những giá trị Nghệ thuật kiến trúc và điều khắc từ những công trình đang hiện hữu tại Khu di tích đặc biệt quốc gia Lam Kinh.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.