ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giá trị trường tồn của bộ quốc sử Đại Việt sử ký

(TTV) - Đại Việt sử ký do Bảng nhãn - nhà sử học Lê Văn Hưu biên soạn được xem là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Dù đã bị thất truyền, song cho đến hôm nay, Đại Việt sử ký vẫn để lại những giá trị to lớn về nhiều mặt.

20/04/2022 20:03

 

Trong cuộc đời làm quan, Lê Văn Hưu có đóng góp trên nhiều lĩnh vực. Nhưng công lao lớn nhất của ông là đã biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Việc biên soạn bộ quốc sử được đích thân vua Trần ThánhTông  lệnh cho Lê Văn Hưu thực hiện. Tháng 1 năm 1272, bộ quốc sử hoàn thành, gồm 30 quyển. Nội dung của Đại việt sử ký ghi lại tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt của Triệu Đà vào năm 207 TCN, kết thúc vào thời Lý Chiêu Hoàng (1224–1225).

Dưới thời thuộc Minh, nhiều tài liệu quý của nước ta bị Nhà Minh đưa về Trung Quốc. Đại Việt sử ký nhiều khả năng nằm trong số đó, nên đã thất truyền. Năm 1455, sử gia Phan Phu Tiên đã dựa vào lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện lịch sử, biên soạn bộ Đại Việt sử ký tục biên.

Sau đó, nhà sử học Ngô Sĩ Liên dựa trên các tác phẩm của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên để biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, bao gồm 15 quyển, được hoàn thành năm 1479.

Đánh giá công lao to lớn của Lê Văn Hưu, sử gia Ngô Sĩ Liên khẳng định: “Sách Đại Việt sử ký chép chính sự của đế vương đời trước. Trước sau truyền nối, từ khi mới mở nước Nam; địa vị ngang nhau, chẳng chịu kém thua triều Bắc. Dòng mối ức muôn năm truyền mãi, sánh trời không cùng; vua giỏi sáu bảy vị sinh ra, từ xưa rạng tỏ….”.

Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu biên soạn không còn nữa, nhưng với những giá trị to lớn về nhiều mặt, cuốn sách này vẫn luôn giữ vị trí quan trọng, xứng danh là bộ quốc sử đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam./.

Theo An Thư/ Bản tin Thời sự tối ngày 20/04/2022


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Người đam mê nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam

Người đam mê nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam

16:44 , 06/02/2025

Những ngày đầu xuân năm mới bao giờ cũng mang lại cho con người những xúc cảm rất riêng. Với Nhà nghiên cứu văn hoá, Tiến sĩ Hoàng Minh Tường, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá, công việc nghiên cứu văn hoá luôn là niềm đam mê bất tận và cảm hứng không bao giờ vơi cạn.

Đầu năm về Xuân Thái du xuân

Đầu năm về Xuân Thái du xuân

11:15 , 06/02/2025

Rời xa ồn ào chốn thị thành để về với những miền quê đáng sống hay hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, yên bình những ngày cuối tuần là xu hướng của nhiều người trẻ hiện nay. Cắm trại, câu cá, tự tay cùng người dân bản địa nấu cơm... tất cả những trải nghiệm thú vị này, sẽ được thực hiện... khi bạn về với khu du lịch cộng đồng xã Xuân Thái, huyện Như Thanh.

Lễ hội Khai hạ Suối cá thần Cẩm Lương Xuân Ất Tỵ 2025

Lễ hội Khai hạ Suối cá thần Cẩm Lương Xuân Ất Tỵ 2025

23:05 , 05/02/2025

Sáng 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương đã tổ chức Lễ hội rước cá thần, hay còn gọi là Lễ Khai hạ.

Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025

Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025

10:15 , 05/02/2025

Sáng ngày 04/02, (tức ngày mùng 07 tháng Giêng Âm lịch), tại thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, đã diễn ra Lễ hội đền thờ Đô đốc Đài Lương Quận Công Lê Phúc Hoạch năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý Lễ hội xuân năm 2025

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý Lễ hội xuân năm 2025

08:43 , 05/02/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện, yêu cầu các Bộ ngành, địa phương triển khai các giỉa pháp quản lý lễ hội, bảo đảm văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Hấp dẫn lễ hội chùa Mèo

Hấp dẫn lễ hội chùa Mèo

08:28 , 04/02/2025

Chùa Mèo thuộc địa bàn thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, có niên đại hơn 600 năm, được xây dựng từ thời nhà Trần, là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ. Hằng năm, vào các ngày mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng, Lễ hội chùa Mèo được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, trở thành nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Lang Chánh và du khách thập phương.

Du lịch Thanh Hóa đón 675 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ Tết

Du lịch Thanh Hóa đón 675 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ Tết

18:03 , 03/02/2025

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định được sức hút mạnh mẽ khi đón được lượng khách lớn, ước đạt khoảng 675 nghìn lượt, tăng 9,7%.

Khai hội Chùa Mèo năm 2025

Khai hội Chùa Mèo năm 2025

16:01 , 03/02/2025

Sáng ngày 03/02, UBND thị trấn Lang Chánh đã tổ chức khai hội chùa Mèo năm 2025 với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút du khách thập phương.

Khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025

Khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025

20:00 , 02/02/2025

Sáng ngày 02/02 (tức mùng 5 tháng Giêng), thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa tới dự.

Chùa Cảnh Yên

Chùa Cảnh Yên

15:38 , 02/02/2025

Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.