ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giấc mộng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang dần tan vỡ

Từ trước cuộc chiến thương mại, ông Tập Cận Bình đã lên kế hoạch biến Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới vào năm 2050 và thương chiến Mỹ - Trung đang làm cho giấc mộng Trung Hoa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

12/08/2019 08:22

 

Giấc mộng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang dần tan vỡ - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tập Cận Bình và Donald Trump. Nhiếp ảnh gia: Nicolas Asfouri

Tầm nhìn lớn của ông Tập bây giờ có vẻ ngày càng khó khăn hơn. Khi áp lực lớn từ Donald Trump làm tăng thêm hàng loạt thách thức cơ cấu đối với nền kinh tế 14 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc - bao gồm mức nợ công kỷ lục, ô nhiễm tràn lan và dân số già, nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, nền đình trệ trước khi nó đạt đến mức độ giàu có của những nước phát triển.

“Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng chính phủ Tập có thể tránh được số phận đó bằng cách thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tự do hóa thị trường và tăng sức mạnh công nghệ của đất nước. Nhưng việc này không dễ dàng. Chỉ có năm quốc gia đang phát triển đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi sang vị thế của một quốc gia tiên tiến trong khi vẫn duy trì mức tăng trưởng cao từ trước tới giờ”, theo Michael Spence, giáo sư đoạt giải Nobel tại Đại học New York.

“Trung Quốc đang cố gắng làm điều này với sự phản đối từ phía Hoa Kỳ, khiến cho việc thực hiện đang ngày càng khó khăn”, theo Andrew Polk, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Trivium China tại Bắc Kinh cho biết.

“Tuy nhiên, nhìn theo hướng khác, Hoa Kỳ rõ ràng đã thắp lên một ngọn lửa ở ngay dưới chân người Trung Quốc. Đây có thể chính là một động lực để Trung Quốc cố gắng hơn”, ông này nói.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vừa nhấn mạnh về những thách thức của Chủ tịch Tập Cận Bình vào thứ Sáu, cho biết trong báo cáo thường niên về nền kinh tế Trung Quốc, rằng “nếu không đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện, triển vọng dài hạn của Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh mẽ, việc tiếp cận với các thị trường và công nghệ nước ngoài có thể bị giảm đáng kể”

Tỷ lệ sẽ có một thỏa thuận thương mại trong thời gian sắp tới đang rất thấp. Sau khi Tổng thống Trump vừa gia tăng áp lực bằng cách tuyên bố áp dụng mức thuế mới đối với 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc hai tuần trước, Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách tạm dừng mua các loại cây trồng của Hoa Kỳ và cho phép đồng nhân dân tệ giảm xuống mức yếu nhất kể từ năm 2008

Chính quyền của ông Trump ngay lập tức sau đó đã chính thức chỉ định Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ. Nhà Trắng cũng đã đưa ra quyết định chính thức cấm các công ty Hoa Kỳ hợp tác với Huawei Technologies Co., người khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

“Sẽ khó có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ phía Trung Quốc trong thời gian tới”, Jeff Moon, cựu trợ lý thương mại của Hoa Kỳ nói. “Ông Tập đang phải đối mặt với áp lực nội bộ ngày càng tăng về việc cần tăng cường sức mạnh khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông leo thang và Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng Mười”

“Sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào của sự yếu đuối từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc”. Moon nói

Trong một lo ngại về mối quan hệ Trung-Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế nào, một số phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc đã đưa ra triển vọng rằng Bắc Kinh có thể xem xét cắt đứt hoàn toàn thương mại với Hoa Kỳ.

“Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng tốc điều chỉnh, tạo ra thị trường xuất khẩu mới”, ông Hu Xijin, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, đã nói vào hôm thứ Năm

Trong ngắn hạn, chính phủ Trung Quốc có hỏa lực dồi dào để ngăn chặn tăng trưởng kinh tế giảm xuống dưới mức dưới 6% hàng năm. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, đồng thời ​​kích thích tài khóa để thúc đẩy sự phục hồi vừa phải trong nửa cuối năm 2019.

Ông Tập Cận Bình cũng đã đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết các thách thức dài hạn của Trung Quốc. Một chiến dịch hủy bỏ trong hơn hai năm đã giúp loại bỏ một số khoản nợ dư thừa tồi tệ nhất của nước này, trong khi các cơ quan quản lý đã xây dựng một đường lối hoạt động mới đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao trong những năm gần đây. Khu vực dịch vụ của Trung Quốc hiện chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội

Đồng thời, Trung Quốc cũng đã rót hàng tỷ đô la vào việc phát triển một ngành công nghiệp công nghệ cao tại quốc gia, để đối đầu với phương Tây trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và xe điện. Trong bài phát biểu tháng 10 năm 2017 nhằm đưa ra tầm nhìn dài hạn cho nền kinh tế Trung Quốc, “Tập Cận Bình tuyên bố sẽ gia nhập các quốc gia phát triển nhất vào năm 2035 trên con đường đi đến vị thế cường quốc vào năm 2050”

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã tạm thời ngăn cản Trung Quốc. Ví dụ nổi bật nhất: Danh sách đen của Hoa Kỳ về Huawei, có nguy cơ làm tê liệt tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc này vì các sản phẩm thiết kế chip địa phương không đủ tinh vi để thay thế những công ty từ Hoa Kỳ.

“Đối với Trung Quốc, sẽ khó khăn hơn để tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất”, ông Patrick Hofman, giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. “Điều này sẽ khiến Trung Quốc khó bắt kịp hơn, nhưng đồng thời nó sẽ là động lực mạnh mẽ để khuyến khích Trung Quốc phát triển hệ sinh thái công nghệ của riêng họ”

Nợ công và vấn đề nhân khẩu học là hai thách thức lớn khác. Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế, gánh nặng nợ công của Trung Quốc đã tiếp tục gia tăng bất chấp chiến dịch khắc phục trong 2 năm, tăng lên khoảng 303% GDP trong quý đầu tiên, một trong những tỷ lệ nợ công cao nhất trong số các quốc gia đang phát triển. Dân số trong độ tuổi lao động của đất nước này được dự báo sẽ giảm hơn 20% xuống còn 718 triệu vào năm 2050, theo dữ liệu do Liên Hợp Quốc tổng hợp.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000 lên mức ước tính 10.000 đô la trong năm nay, nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức khoảng 65.000 đô la ở Hoa Kỳ và Singapore.

Tăng trưởng chậm lại tới 6,2% trong quý hai, tốc độ yếu nhất trong 27 năm gần đấy và ngân hàng Standard Chartered ước tính rằng nếu ông thuế quan mà Trump đe dọa có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9, nó có thể cắt giảm 0,3 điểm phần trăm GDP của Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng đa dạng hóa những khách hàng nước ngoài của mình thông qua sáng kiến “​Vành đai và con đường” cùng các hiệp định thương mại khác, nhưng Hoa Kỳ vẫn chiếm khoảng 20% lượng ​​xuất khẩu của Trung Quốc.

 

Giấc mộng siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang dần tan vỡ - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cảng Hambantota, được điều hành bởi China Merchants Group, tại Sri Lanka.

“Căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chắc chắn sẽ làm cho giấc mộng Trung Hoa trở nên khó khăn hơn”, ông Michelle Lam, nhà kinh tế học tại Hiệp hội Thế giới SA ở Hồng Kông nói.

Thùy Dung/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

16:35 , 01/05/2024

Trong tháng 4/2024, hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục duy trì thông suốt, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới của tỉnh. Tổng số thu ngân sách của Cục Hải quan Thanh Hóa trong tháng 4 ước đạt 2.376 tỷ đồng.

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

10:22 , 01/05/2024

Phát huy phẩm chất người lính Bộ đội Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, các hội viên cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

08:28 , 01/05/2024

Theo tổng hợp của Sở Công thương Thanh Hoá, hiện toàn tỉnh có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với 55 chủng loại hàng hoá đến 68 thị trường trên thế giới.

4 tháng năm 2024, cả nước có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

4 tháng năm 2024, cả nước có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

08:23 , 01/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại. Con số này tăng gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2019 - 2023.

4 tháng năm 2024, Thanh Hoá có 810 doanh nghiệp mới thành lập

4 tháng năm 2024, Thanh Hoá có 810 doanh nghiệp mới thành lập

16:01 , 30/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thành lập mới 810 doanh nghiệp, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Tổng số vốn điều lệ đăng ký của các doanh nghiệp mới đạt gần 7.853 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Đây là những kết quả khả quan trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự khởi sắc như hiện nay.

Giá vé máy bay tăng theo xu hướng toàn cầu

Giá vé máy bay tăng theo xu hướng toàn cầu

08:11 , 30/04/2024

Giá vé máy bay trong thời gian tới có xu hướng tăng cao hơn và Việt Nam không phải là ngoại lệ khi ngành hàng không đang phải đối mặt với tình hình nâng cấp đội bay, việc bổ sung thuê, mua, bảo dưỡng tàu bay, vấn đề thiếu hụt nhân lực, giá phục vụ tại các cảng hàng không hay chi phí nhiên liệu cao.

Điều kiện vay vốn quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều kiện vay vốn quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:08 , 30/04/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau.

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tăng tốc sản xuất

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tăng tốc sản xuất

18:08 , 29/04/2024

Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Tổng thu nội địa đạt trên 11.500 tỉ đồng

Tổng thu nội địa đạt trên 11.500 tỉ đồng

18:00 , 29/04/2024

Theo báo cáo của Cục Thuế Thanh Hóa, tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm 2024 đạt trên 11.500 tỉ đồng, bằng 53,8% dự toán Bộ Tài chính giao và bằng 52,4% dự toán tỉnh giao, tăng 32,7% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

08:43 , 29/04/2024

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt trên 1 triệu tấn, trị giá 901,7 triệu USD.