ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giai đoạn "vàng" trong điều trị bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, nên người bệnh phải chịu đựng những chấn thương về thể chất và tinh thần.

16/06/2019 17:08

Để phòng ngừa tốt bệnh suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ (SSTT) cần điều trị hiệu quả các yếu tố nguy cơ như bệnh lý mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu... Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia, sống lành mạnh, ăn nhiều rau, trái cây và tập thể dục thường xuyên.

Các biểu hiện của sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ (SSTT) là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục…

SSTT có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 60 - 80% tổng số các bệnh nhân SSTT). Năm 2015, trên thế giới có gần 50 triệu người mắc SSTT (chiếm khoảng 5% tổng số người trên 60 tuổi). Ước tính cứ mỗi 3 giây có thêm 1 người mắc SSTT và số người mắc SSTT tăng gấp đôi sau mỗi 20 năm.

Đây là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên và gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người cao tuổi. Trường hợp ít phổ biến hơn là những người dưới 65 tuổi bị SSTT và người ta gọi đó là “bệnh SSTT bộc phát sớm hơn”. BN mắc SSTT không chỉ là người già mà còn là những người có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, chấn thương sọ não, béo phì, đái tháo đường type 2. Mặt khác, các yếu tố về sức khỏe và lối sống thiếu vi chất cũng là nguy cơ gây mắc bệnh SSTT.

Theo Ths.Bs Lê Thị Phương Thảo, Phòng điều trị tâm thần người già, Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, chăm sóc người bệnh SSTT là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, vì SSTT là bệnh không thể chữa khỏi, nên người bệnh phải chịu đựng những chấn thương về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, người bệnh thường có sự thay đổi về nhận thức (quên, giảm giao tiếp, rối loạn định hướng); rối loạn tâm thần (hoang tưởng, ảo giác, lo âu, trầm cảm, hoài nghi, cáu gắt, thu mình, bủn xỉn, ghen tuông, trẻ con, cóp nhặt, đi lang thang); đặc biệt người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý và hành vi nặng nề khác tuỳ từng thể và từng giai đoạn của bệnh.

“SSTT gây ra gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh, người chăm sóc và toàn xã hội. Chính vì thế việc quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc, tập nhận thức và trí nhớ, thể dục trị liệu và chăm sóc toàn diện không những có thể làm giảm các triệu chứng mà còn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh”, bác sĩ Phương Thảo cho hay.

Làm gì để phòng tránh?

Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai, số BN đến khám và điều trị SSTT hằng năm đều tăng, đặc biệt là BN nữ. Độ tuổi mắc SSTT ngày một trẻ hóa, đã có những BN 50 tuổi. Tuy nhiên, theo bác sĩ Phương Thảo, khi người bệnh được phát hiện sớm và điều trị trong thời gian “vàng” - khi các triệu chứng suy giảm nhận thức còn nhẹ thì ngoài việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn còn có tác dụng làm chậm tiến triển của suy giảm nhận thức, giảm các triệu chứng về hành vi sau này, chậm phát triển thành bệnh Alzheimer thực sự, giảm các biến chứng về bệnh lý cơ thể của BN. Khi điều trị sớm, BN được tiếp cận và sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc y tế hơn, do đó cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng chăm sóc y tế hơn so với khi tới muộn (cụ thể, giảm tỷ lệ trầm cảm từ 68% xuống còn 32%).

Trường hợp BN Nguyễn Văn N, 56 tuổi, sống tại Hà Nội, tới Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai khám bệnh vì hay quên đồ, quên mặt bạn bè. Một tháng gần đây, thấy dấu hiệu liên tục đòi tiền khách thuê nhà trong khi họ đã trả, đến khám BN được chẩn đoán SSTT giai đoạn sớm.

“BN được điều trị theo đúng phác đồ. Tháng thứ nhất, BN gọi điện cho bác sĩ 20-30 lần/ngày chỉ để nói một nội dung “tôi uống thuốc” vì BN gọi rồi nhưng không nhớ là đã gọi. Ngoài ra, BN không biết mua thuốc, không biết tính tiền và phải đi xe ôm đến viện vì không biết đường đi từ cổng bệnh viện vào gặp bác sĩ. Sau 3 tháng điều trị, BN chỉ gọi điện 1 lần/ngày, đã tự biết đưa đón cháu đi học, biết đi xe buýt tới bệnh viện, tự mua được thuốc…”, bác sĩ Phương Thảo lấy dẫn chứng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, để không bỏ qua giai đoạn “vàng” trong điều trị bệnh SSTT, nếu có 10 biểu hiện sau đây, người bệnh cần đi khám ngay: Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hằng ngày; Khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề; Khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc; Nhầm lẫn về thời gian và không gian; Khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian; Phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc; Đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ; Giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định; Thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội; Thay đổi cảm xúc và nhân cách. Những BN ở giai đoạn cuối của bệnh và có những rối loạn về tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, kích động, đi lang thang hoặc các biến chứng khác... thì cần nhập viện để điều trị.

Theo Lưu Hường/Báo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết nắng nóng

Đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết nắng nóng

08:45 , 01/05/2024

Thời tiết trên cả nước đang trải qua những đợt nắng nóng với nền nhiệt dao động từ 38 - 40 độ C, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, tăng cường các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết bất thuận đang là vấn đề được các trường hết sức quan tâm. Ghi nhận của phóng viên thời sự tại một số trường tiểu học, mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

20:28 , 30/04/2024

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa cũng luôn dành sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân.

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

16:04 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

08:58 , 30/04/2024

Đến nay, ung thư gan đã trở thành căn bệnh ung thư có số ca mắc mới và tử vong mỗi năm cao nhất tại Việt Nam. Đáng lo ngại, bệnh ung thư gan đang ngày càng trẻ hóa.

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

08:38 , 30/04/2024

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Trong đó nhấn mạnh: các địa phương không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch.

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

09:57 , 29/04/2024

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật.

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

18:03 , 28/04/2024

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế vừa đến thăm, gặp mặt cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa. Đây là hoạt động thường niên của Câu lạc bộ với mục đích nắm bắt sự phát triển của ngành y tế tỉnh nhà.

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

18:02 , 28/04/2024

Để bảo đảm nguồn máu phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các địa phương, đơn vị đã tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên lượng máu tiếp nhận chưa đáp ứng được nhu cầu về máu trong và sau dịp nghỉ lễ.

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

10:04 , 28/04/2024

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

19:55 , 27/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện công lập và tư nhân trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.