ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giải pháp cân bằng thị trường lao động đang thiếu hụt tại ĐBSCL

Tình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề khó khăn cần phải giải quyết của nhà nông, doanh nghiệp chế biến thủy sản và các công ty.

09/10/2019 09:36

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn là vùng trọng điểm lúa gạo, nông sản, thủy sản của cả nước, tuy nhiên tình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề khó khăn mà nhà nông, doanh nghiệp chế biến thủy sản và các công ty sản xuất nông phẩm tại các tỉnh, thành phải đương đầu bao năm qua. Giải pháp nào để nhà tuyển dụng tìm được người lao động phù hợp nhu cầu và ngược lại, người lao động có môi trường làm việc tốt, yên tâm đương đầu với những thách thức của quá trình hội nhập?

Người dân vẫn lao động chủ yếu bằng sức người.
Người dân vẫn lao động chủ yếu bằng sức người.

Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT, lao động vùng ĐBSCL năm 2017 đạt 10,6 triệu, tăng 0,45% trong giai đoạn 2012-2017, quy mô lao động nông nghiệp, nông thôn giảm, tỷ suất di cư thuần liên tục âm. Có một đặc điểm đáng lưu ý là lực lượng lao động đang có xu hướng già hóa.

Nhiều năm nghiên cứu Thị trường lao động – việc làm khu vực phía Nam, ông Trần Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Dự báo nhân lực cho biết: Vùng ĐBSCL giai đoạn 2019 – 2025 nhu cầu nhân lực 500.000 người/ năm, phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ hóa, cơ khí tài chính, thương mại…

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết, với công nghiệp 4.0, cơ cấu – lao động việc làm sẽ có những thay đổi khác biệt so với sản xuất truyền thống.

Dù ĐBSCL là vùng được hỗ trợ đào tạo lớn nhất cả nước, nhưng hiệu quả đào tạo nghề lại thấp nhất, với 78,3% lao động được đào tạo có việc làm (trung bình cả nước là 81,3%), thì nguồn lao động tại ĐBSCL sẽ mãi “cung không đủ cầu”, sự thiếu hụt lao động sẽ tiếp diễn.

Để cải thiện nguồn lao động tại ĐBSCL, ông Trần Anh Tuấn cho biết thêm, nguồn nhân lực cần thay đổi quan điểm học tập và lao động, cần tiếp cận hệ thống giáo dục – đào tạo mở để có những thay đổi rất căn bản là từ đào tạo chuyên môn hóa sâu sang đào tạo đa kỹ năng cho người lao động.

"Một là phải có nghề nghiệp phù hợp, phù hợp với bản thân, phù hợp với cấp bậc học, phù hợp với điều kiện, sở trường phát huy được. Thứ hai phải có kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Thứ ba là có kỷ luật, gồm đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những tiêu chuẩn, quy chuẩn nghề nghiệp. Thứ 4 là công nghệ thông tin, ngành nghề nào bây giờ cũng ứng dụng công nghệ thông tin, không có công nghệ thông tin không giải quyết được vấn đề. Thứ 5 là ngoại ngữ, phải tiếp cận ngoại ngữ mới mở mang được sự nghiệp, mới hội nhập được. 5 yếu tố này, hình thành một nguồn chất lượng, người ta gọi là nhân lực chất lượng cao. Ai làm được điều này thì thành công, sẽ rất nhiều việc làm và tạo được nhiều cơ hội việc làm", ông Tuấn nói.

Cùng với đổi mới tư duy học tập, lao động ngoài nước từ lâu được xem là một trong những giải pháp tích cực để góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập giúp lao động trẻ có tay nghề tiếp cận với môi trường làm việc văn minh, hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ cho rằng: Việc xuất khẩu lao động có thể tạo sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho khu vực ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung, nhưng việc xuất khẩu chính là tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sau này.

"Khi mà làm việc ở nước ngoài, các em trang bị một kiến thức về ngành nghề. Khi về nước, họ có thể làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ như đóng trên địa bàn Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh", ông Toàn cho hay.

Thêm một giải pháp được xem là “phao cứu sinh” giải quyết không ít khó khăn cho người lao động, chính là chính sách Bảo hiểm thất nghiệp. Qua 10 năm thực hiện, số người tham gia và đóng Bảo hiểm thất nghiệp liên tục tăng. Tuy nhiên, quyền lợi của Bảo hiểm thất nghiệp vẫn chưa được người lao động hiểu rõ cặn kẽ.

Mới đây, tại Hội nghị Truyền thông về việc làm diễn ra tại Cần Thơ, ông Trần Tuấn Tú – Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm) cho biết: Tính từ đầu năm đến tháng 7/2019, vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL là 2 vùng được tư vấn việc làm lớn nhất cả nước, với số lượng lần lượt là 42.505 lượt và 56.924 lượt, hai vùng chiếm tỷ lệ 60,8%.

Như vậy sau Đồng Bằng Bắc Bộ, đến lượt ĐBSCL tiếp tục đối mặt tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cần nắm rõ những thay đổi của Bảo hiểm thất nghiệp, từ đó có giải pháp đưa chính sách này đến với người lao động, giúp họ yên tâm hơn khi làm việc.

"Phải nâng cao năng lực, hiệu quả, hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp, để làm sao mà kịp thời hỗ trợ tốt nhất cho người lao động. Và chúng ta cũng cần phải tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền làm sao mà bản thân người lao động, tiếp cận được thông tin, xác định được cái quyền và lợi ích chính đáng của mình", ông Tú cho hay.

Tính đến hết tháng 6/2019, theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ: Khu vực ĐBSCL đã thu hút được 1.609 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 22,3 tỉ USD. Và ĐBSCL dần trở thành thị trường đầu tư “màu mỡ” cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhu cầu tuyển dụng lao động từ đó tăng theo. Song, thực trạng rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao, doanh nghiệp muốn tuyển mà không có vẫn đang tồn tại.

Để giải quyết thực trạng này, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng phụ trách Cục việc làm – Bộ LĐTB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị truyền thông về việc làm mới diễn ra tại Cần Thơ: "Trong phát triển thị trường lao động, có phát triển kết nối cung cầu, trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề thông tin về thị trường lao động, gắn kết giữa vấn đề đào tạo và vấn đề việc làm, xóa bỏ cơ chế xin cho trong tuyển dụng. Liên quan đến vấn đề người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, chúng ta không nên có cách nhìn một chiều, chúng ta phải nhìn nhận đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở 4 vị trí chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật, nhà quản lý, là những người đến với chúng ta để khắc phục sự thiếu hụt về người lao động, trong bối cảnh chúng ta đang phát triển theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cũng kiên quyết những việc lao động Việt Nam đáp ứng được thì cũng không tuyển lao động nước ngoài".

Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường lao động – việc làm phía Nam, giai đoạn 2019 – 2020, đến năm 2030, thị trường lao động khu vực phía Nam, trong đó bao gồm ĐBSCL tiếp tục có những chuyển biến lớn, gia tăng nhiều cơ hội việc làm. Do vậy, lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ cần nghiên cứu thị trường lao động trọng điểm, phân khúc thị trường, chính sách nhập khẩu lao động, yêu cầu của từng thị trường... Tăng cường liên kết, hợp tác với các quốc gia sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới; đồng thời, có xu hướng tăng nhanh khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho lao động trẻ, nhằm cân bằng nguồn nhân lực ở từng địa phương./.

Theo Hồ Phương/VOV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Vĩnh Lộc tổ chức lễ phát động "Tháng Công nhân" và "Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động" năm 2024

Huyện Vĩnh Lộc tổ chức lễ phát động "Tháng Công nhân" và "Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động" năm 2024

15:06 , 05/05/2024

Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức Lễ phát động "Tháng Công nhân" và "Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động" năm 2024.

Tăng cường phối hợp tuyên truyền phòng chống IUU vùng giáp ranh Thanh Hóa – Nghệ An

Tăng cường phối hợp tuyên truyền phòng chống IUU vùng giáp ranh Thanh Hóa – Nghệ An

10:15 , 05/05/2024

Năm 2023, nổi lên tình trạng tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An; tàu cá của ngư dân hai địa phương tiếp giáp vi phạm các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và vi phạm các khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu (EU) về chống khai thác hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Để khắc phục tình trạng này, chính quyền và lực lượng chức năng vùng giáp ranh giữa thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ trong trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong khai thác hải sản bền vững.

Đảm bảo cung ứng điện cho mùa hè

Đảm bảo cung ứng điện cho mùa hè

09:26 , 05/05/2024

Năm 2024, diễn biến thời tiết được dự báo sẽ có nhiều phức tạp. Mùa hè nắng nóng có thể kéo dài, gây khó khăn trong việc cung cấp điện. Trước tình hình đó, ngành Điện lực Thanh Hóa đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng điện liên tục, an toàn cho khách hàng sử dụng điện.

Xử lý tình trạng xe ô tô khách dừng, đỗ, đón, trả khách sai quy định tại thành phố Thanh Hoá

Xử lý tình trạng xe ô tô khách dừng, đỗ, đón, trả khách sai quy định tại thành phố Thanh Hoá

08:54 , 05/05/2024

Trước thực trạng xe ô tô dừng, đỗ, đón và trả khách, nhận trả hàng hóa không đúng quy định tại khu vực từ vòng xuyến cầu Nguyệt Viên đến vòng xuyến BigC, thành phố Thanh Hoá diễn ra phức tạp, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an thành phố Thanh Hoá đã bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng ở Hà Trung

Kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng ở Hà Trung

06:40 , 05/05/2024

Ngày 3/5, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 theo tinh thần chỉ đạo tại công điện số 43 ngày 1/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ ở huyện Hà Trung.

Dự báo thời tiết 5/5: Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, giông rải rác

Dự báo thời tiết 5/5: Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, giông rải rác

06:00 , 05/05/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (5/5), Thanh Hóa ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, giông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Thiệu Hóa chủ động khắc phục thiệt hại do thời thiết cực đoan

Thiệu Hóa chủ động khắc phục thiệt hại do thời thiết cực đoan

23:09 , 04/05/2024

Trong các ngày từ mùng 2 – 4/5, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có mưa rất to và dông, đã gây thiệt hại về lúa, hoa màu ở hầu hết các xã, thị trấn. UBND huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo các địa phương triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa.

Thăm, tặng quà Cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thăm, tặng quà Cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

23:03 , 04/05/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Hội Cựu chiến binh huyện Thạch Thành đã đến thăm, tặng quà cho hội viên Hội Cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện.

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra ở các địa phương trên địa bàn tỉnh

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra ở các địa phương trên địa bàn tỉnh

20:17 , 04/05/2024

Trận mưa lớn và giông lốc sáng ngày 3/5 đã làm nhiều diện tích lúa và hoa màu ở các địa phương trên toàn tỉnh bị gẫy đổ. Ngay trong ngày 4/5, thực hiện công điện số 08 của UBND tỉnh, các ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các giải pháp để khắc phục hậu quả, đảm bảo sản xuất, giảm thấp nhất thiệt hại cho bà con nông dân.

Phân bổ vắc-xin gia súc, gia cầm được hỗ trợ cho 7 huyện miền núi đợt 1 năm 2024

Phân bổ vắc-xin gia súc, gia cầm được hỗ trợ cho 7 huyện miền núi đợt 1 năm 2024

19:52 , 04/05/2024

Sáng ngày 4/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa phân bổ vắc-xin gia súc, gia cầm được hỗ trợ từ "Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững" cho 7 huyện miền núi nghèo của tỉnh để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024.