Giải pháp chấm dứt sự hoành hành của vi khuẩn HP dạ dày
Vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Điều đáng nói, đây là loại vi khuẩn rất khó điều trị, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của chúng đã lên đến 55%.
Viêm loét dạ dày tái đi tái lại, đâu là nguyên nhân?

Cách đây 5 năm anh Nguyễn Hoàng (47 tuổi – Hà Nội) cảm thấy đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng,… Anh đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày, dương tính với vi khuẩn Hp. Kể từ đó anh chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi: “Thời gian đầu uống thuốc thấy đỡ nên tôi dừng lại. Sau đó bệnh tái phát, tôi mua lại đơn thuốc đó. 2,3 lần như vậy cuối cùng lại trở về con số 0, thậm chí còn nặng hơn cả ban đầu”, anh Hoàng chia sẻ.
Sau khi thăm khám, nắm được tình trạng cũng như tiểu sử bệnh của anh, bác sĩ nghi ngờ vi khuẩn Hp có trong dạ dày của anh Hoàng đã kháng thuốc: “Vi khuẩn Hp rất khó điều trị vì khả năng kháng thuốc cực mạnh của nó. Anh Hoàng dương tính với vi khuẩn Hp, không tuân thủ phác đồ của bác sĩ nên rất có khả năng Hp có trong dạ dày của anh Hoàng đã kháng thuốc”, TS. BS CKII Nội tiêu hóa., Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình – Chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chia sẻ.
“Vi khuẩn Hp dạ dày ngày càng nguy hiểm và khó trị, khi vi khuẩn Hp kháng thuốc sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, từ đó người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại”, bác sĩ Bình cho biết thêm.
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Theo thống kê, 75% đến 85% bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng dương tính với vi khuẩn Hp. Trong biến chứng thủng do loét dạ dày tá tràng thì sự hiện diện của vi khuẩn này chiếm đến 80% - 95% trường hợp. Điều đáng nói, đây là loại vi khuẩn rất khó điều trị, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của chúng đã lên đến 55%.
Làm thế nào để loại bỏ vi khuẩn Hp hữu hiệu?
Theo các chuyên gia y tế, để loại bỏ vi khuẩn Hp hiệu quả cần nhiều yếu tố:
Xét nghiệm xác định vi khuẩn Hp kháng thuốc

Xét nghiệm xác định vi khuẩn Hp kháng thuốc giúp bác sĩ xác định vi khuẩn có trong dạ dày của bạn kháng với loại kháng sinh nào và nhạy với kháng sinh nào từ đó đưa ra phác đồ phù hợp cho từng người. Để thực hiện xét nghiệm này, bạn sẽ cần tiến hành nội soi dạ dày và lấy sinh thiết. Mẫu tế bào được lấy từ trong chính dạ dày này của bạn sẽ được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để xác định đó là loại vi khuẩn Hp nào. Đây là xét nghiệm tân tiến, quá trình nuôi cấy khá phức tạp, đòi hỏi thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ có chuyên môn vững vàng, cũng chính vì thế mà không phải cơ sở y tế nào cũng làm được xét nghiệm này. Một trong số ít những cơ sở triển khai điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc bằng việc nuôi cấy vi khuẩn là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Phác đồ điều trị đặc hiệu
Trong trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc, người bệnh phải ngừng ngay phác đồ cũ, thay thế bằng một phác đồ khác. Dựa vào kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp kháng thuốc bác sĩ sẽ xác định được vi khuẩn đó nhạy với kháng sinh nào và kháng loại kháng sinh nào để xây dựng phác đồ đặc hiệu. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ này trong 14 ngày, không tự ý dừng thuốc, cần uống đúng và đủ liều lượng. Sau 14 ngày, người bệnh quay lại kiểm tra để đảm bảo rằng vi khuẩn Hp đã được đẩy lùi.
Bác sĩ giỏi - “chìa khóa” triển khai phác đồ điều trị hiệu quả

Để xây dựng được phác đồ hiệu quả thì bác sĩ có kiến thức chuyên môn vững vàng, được tích lũy trong nhiều năm là điều vô cùng quan trọng.
Bệnh viện Thu Cúc hội tụ đội ngũ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm như TS. BS CKII Nội tiêu hóa., Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình. Bác sĩ Bình đã dành nhiều năm dày công nghiên cứu về vi khuẩn Hp, có kiến thức chuyên môn sâu rộng vì thế luôn đưa ra phác đồ chính xác nhất.
Ngoài những vậy, tất cả các các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc đều được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức vững vàng, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được áp dụng tại Thu Cúc được tất cả các bác sĩ áp dụng hiệu quả ở cả Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) và Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Được thực hiện xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Hp và tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của bác sĩ, sau 14 ngày anh Hoàng đã loại bỏ được Hp – điều mà suốt 5 năm anh không làm được, từ đó bệnh viêm loét dạ dày của anh cũng được thuyên giảm. Chia sẻ về điều này, anh Hoàng vui mừng: “Thật là khó tin, sau khi bác sĩ nói vi khuẩn Hp của tôi đã kháng thuốc tôi vô cùng lo lắng vì biết rằng việc điều trị chúng đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Nhưng điều tôi không ngờ là tôi đã khỏi vi khuẩn Hp chỉ trong 14 ngày. Đúng là bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại và nhận được những lời tư vấn, dặn dò kỹ của bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc càng làm tôi ý thức và nghiêm túc thực hiện nên mới có kết quả tốt như vậy”.
Theo Dân trí
Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.