ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giải pháp nào của Bộ GD&ĐT có thể đẩy lùi được bạo lực học đường?

Trước hiện tượng bùng phát bạo lực học đường hiện nay, cử tri TP.HCM đã kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này.

27/03/2021 12:47

 

Giải pháp nào của Bộ GDĐT có thể đẩy lùi được bạo lực học đường? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một clip quay cảnh 2 học sinh nữ ở huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) đánh nhau được tung lên mạng xã hội, gây hoang mang, bức xúc ở một vùng quê.

Trả lời cử tri TP.HCM, Bộ GD&ĐT cho biết đã thực hiện 6 giải pháp để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; đề án " Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025"; các văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ thị, kế hoạch của ngành Giáo dục; tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các văn hóa khác có liên quan…

Thứ hai, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường;

phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, các tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Bộ GDĐT thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và chỉ đạo các sở GDĐT phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức ở địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống (KNS), giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.

Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trường học; phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; phối hợp ngành Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.

 

Giải pháp nào của Bộ GDĐT có thể đẩy lùi được bạo lực học đường? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giải pháp nào của Bộ GD&ĐT ngăn chặn được tình trạng đánh nhau của học sinh

Thứ tư, chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, đảm bảo các giá trị cốt lõi: Nhân ái, Tôn trọng, Trách nhiệm, Hợp tác, Trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.

Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thể thao, hoạt động xã hội để hình thành và pháp triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh; phát huy vai trò của gia đình trong quản lý giáo dục học sinh. Thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục học sinh; Nhà trường hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.

Thứ năm, nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm.

Thứ sáu, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nhà giáo.

Nhật Hồng/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hướng dẫn triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Hướng dẫn triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

08:33 , 19/02/2025

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm.

Thanh Hoá: Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Thanh Hoá: Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

18:40 , 18/02/2025

Tại kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Thanh Hoá đã lựa chọn môn thi thứ ba là môn tiếng Anh.

Chương trình  hướng nghiệp và xét học bổng theo dự án 3E

Chương trình hướng nghiệp và xét học bổng theo dự án 3E

11:02 , 17/02/2025

Chiều ngày 16/2, tại thành phố Thanh Hoá, Công ty cổ phần hợp tác, đầu tư, giáo dục Quốc tế Tín Phát - Tín Phát Group phối hợp với các trường THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình hướng nghiệp và xét học bổng theo dự án 3E, hệ sinh thái giáo dục tới việc làm trọn đời của Tập đoàn Tín Phát.

Hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

06:04 , 17/02/2025

Phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực hợp lý, giúp các em xác định rõ mục tiêu và hướng đi cụ thể cho bản thân. Từ thực tế này, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp, giúp học sinh tiếp cận với kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ.

Thanh Hóa: Các trường đại học, cao đẳng mở thêm nhiều ngành mới

Thanh Hóa: Các trường đại học, cao đẳng mở thêm nhiều ngành mới

20:10 , 16/02/2025

Bước vào mùa tuyển sinh năm 2025, một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã mở rộng qui mô đào tạo, mở thêm nhiều ngành đào tạo mới. Các ngành tuyển mới đều hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.

Thanh Hóa: Tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2025 - 2026

Thanh Hóa: Tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2025 - 2026

18:04 , 15/02/2025

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa ban hành Công văn thông báo môn thi thứ ba Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn, THPT Dân tộc nội trú, THPT công lập năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hoá dừng dạy thêm từ ngày 14/2

Thanh Hoá dừng dạy thêm từ ngày 14/2

18:13 , 14/02/2025

Từ ngày 14/2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Quy định này nhận được sự đồng tình từ nhiều cơ sở giáo dục, coi đây là cơ hội để đổi mới phương pháp dạy và nâng cao chất lượng học tập.

Dự kiến lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Dự kiến lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

09:14 , 14/02/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch năm học 2024 - 2025. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra trong hai ngày 26 - 27/6, tương tự mọi năm.

Bộ Giáo dục và đào tào đề nghị các tỉnh, thành phố hỗ trợ kinh phí ôn tập cho các trường

Bộ Giáo dục và đào tào đề nghị các tỉnh, thành phố hỗ trợ kinh phí ôn tập cho các trường

08:49 , 13/02/2025

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.

Chắp cánh đam mê sáng tạo khoa học cho học sinh

Chắp cánh đam mê sáng tạo khoa học cho học sinh

07:55 , 12/02/2025

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng được tỉnh Thanh Hoá tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 với định kỳ 1 năm/lần. Sau 20 lần tổ chức, cuộc thi đã trở thành sân chơi bổ ích, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong thế hệ trẻ.