Giải phóng mặt bằng: Chỉ hiệu quả khi chủ động, quyết liệt
Trong năm 2024, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án. Bằng những cách làm khoa học, sáng tạo, các địa phương trong tỉnh đã huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Một nhiệm vụ lớn trong năm 2024 mà tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đặc biệt xuất sắc là giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai dự án đường dây 500KV mạch 3 từ Bố Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên. Với tinh thần thi công thần tốc, "vượt nắng, thắng mưa", quyết tâm hoàn thành dự án trong thời gian ngắn, nhiệm vụ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án càng trở nên khó khăn.

Thanh Hóa là địa phương có chiều dài tuyến lớn nhất, số lượng móng cột nhiều nhất trong toàn dự án. Tuy nhiên với quyết tâm chính trị, sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, Thanh Hóa đã trở thành tỉnh dẫn đầu, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch toàn tuyến cho nhà thầu sớm nhất.

Năm 2024, thị xã Nghi Sơn được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng phục vụ 59 dự án với diện tích trên 386 ha. Số lượng dự án triển khai lớn, trong đó có cả những dự án trọng điểm quốc gia, loại hình dự án đa dạng bao gồm cả dự án vốn ngân sách và dự án của nhà đầu tư. Ngay từ đầu năm, thị xã đã xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, nêu rõ yêu cầu tiến độ với từng dự án, phân công nhiệm vụ cho các hội đồng giải phóng mặt bằng và đưa ra thứ tự ưu tiên giải phóng mặt bằng cho mỗi dự án.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Đại Dương cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy bê tông đại dương, trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận được sự quan tâm, vào cuộc giải phóng mặt bằng của thị xã, các địa phương, đảm bảo mặt bằng để chúng tôi thực hiện dự án".

Ông Phạm Văn Nhiệm, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Văn Nhiệm, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Kế hoạch giải phóng mặt bằng được cụ thể hóa đến từng dự án trên cơ sở yêu cầu về tiến độ từng dự án, chúng tôi xây dựng tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo giải phóng mặt bằng phải đi trước và không ảnh hưởng đến tiến độ dự án".
Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ lớn, khó khăn đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và với những cách làm khoa học, sáng tạo mới có thể hoàn thành. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, điều cốt lõi phải phát huy dân chủ, công khai minh bạch, đảm bảo người dân bị ảnh hưởng được hưởng quyền lợi tốt nhất. Đặc biệt, các địa phương phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp trong từng tình huống, từng thời điểm.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm huyện Thọ Xuân mở 2 đợt cao điểm giải phóng mặt bằng, thành lập 3 tổ công tác do các đồng chi thường trực huyện ủy làm tổ trưởng, yêu cầu các ban ngành, đoàn thể vào cuộc thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng".
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng 2166 ha, phục vụ cho 778 dự án, trong đó có 627 dự án đầu tư công. Tính đến giữa tháng 12/2024, một số địa phương phải thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng với diện tích lớn như thị xã Nghi Sơn, huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, thành phố Sầm Sơn… đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Tuy nhiên, trong năm 2024, tỉnh Thanh Hoá có 11 dự án lớn bị chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân vẫn là do công tác phối hợp chưa tốt giữa chủ đầu tư và địa phương, có nơi vẫn chưa dành sự quan tâm đúng mức, dẫn đến thiếu sự vào cuộc quyết liệt cho nhiệm vụ này.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.