Giải phóng mặt bằng Khu Công nghiệp Đồng Vàng, Khu kinh tế Nghi Sơn
Dự án Khu Công nghiệp Đồng Vàng có tổng diện tích trên 491ha nằm trên địa phận các xã Tân Trường, Tùng Lâm, Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn. Đây là dự án nhằm phát triển hạ tầng và tạo quỹ mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư vào khu vực phía Tây Khu kinh tế Nghi Sơn. Theo kế hoạch, trong quý 4/2022, chủ đầu tư là Tổng công ty Anh Phát sẽ khởi công hạng mục đầu tiên trong Khu Công nghiệp Đồng Vàng. Hiện tại, thị xã Nghi Sơn đang phối hợp với chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các bước của công tác giải phóng mặt bằng.
Nghe theo tiếng gọi của Nhà nước, từ năm 1970 nhiều hộ gia đình đã về khu vực các xã Tân Trường, Tùng Lâm, Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn sinh sống, xây dựng, phát triển kinh tế. Sau hơn nửa thế kỷ gắn bó, mảnh đất này đã trở thành quê hương thứ hai. Hầu hết các gia đình ở đây đều có cơ ngơi khang trang ổn định. Đến nay, khi Nhà nước có chủ trương xây dựng Khu Công nghiệp Đồng Vàng, các hộ dân thuộc diện ảnh hưởng lại nhường đất, nhường nhà cho Nhà nước thực hiện dự án, vì lợi ích chung của quê hương đất nước. Dẫu vậy, phải rời xa nơi đã gắn bó nhiều năm, mỗi người dân đều không khỏi bùi ngùi, băn khoăn. Bà Hoàng Thị Nguyện, thôn Thanh Tân, xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn nói: "Được tuyên truyền về lợi ích của dự án, chúng tôi đồng thuận bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án, nhưng chúng tôi vẫn băn khoăn vì đến nơi ở mới không biết điều kiện sống sẽ ra sao....". Nói về quá trình thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng,ông Nguyễn Duy Bình, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn cho biết thêm: "Xã đã thành lập các tổ công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đồng thời đi cùng hội đồng giải phóng mặt bằng để hỗ trợ công tác kiểm kê tài sản của Nhân dân".

Đến nay, 100% số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án đã đồng thuận với chủ trương của Nhà nước, đồng ý để hội đồng giải phóng mặt bằng thực hiện bước kiểm kê tài sản. Do làm tốt công tác tuyên truyền và quản lý Nhà nước, nên mặc dù diện tích dự án rất lớn nhưng các địa phương không để xảy ra tình trạng người dân cơi nới, xây dựng mới các công trình nhằm trục lợi tiền đền bù.
Với quan điểm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các hộ dân thuộc diện di dời, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo thị xã Nghi Sơn chuẩn bị nơi ở mới phải có điều kiện sống tốt hơn sinh sống hiện tại của Nhân dân. Theo đó, thị xã Nghi Sơn đã quy hoạch khu tái định cư tại vị trí kết nối với trục đường Đông Tây 1 và có khoảng cách không xa với nơi ở cũ. Khu tái định cư sẽ được xây dựng với hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Ông Mai Cao Cường, Giám đốc Ban Giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư thị xã Nghi Sơn cho biết: "Khu tái định cư sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn của khu tái định cư đô thị, đảm bảo các điều kiện sống tốt nhất cho Nhân dân".

Hiện tại, thị xã Nghi Sơn đang thực hiện bước kiểm kê tài sản để làm căn cứ áp giá đền bù đối với đất và tài sản trên đất. Với diện tích 491ha, kinh phí cần cho công tác giải phóng mặt bằng Khu Công nghiệp Đồng Vàng là khoảng 500 tỷ đồng. Chủ đầu tư cam kết đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo từng giai đoạn của dự án. Ông Vũ Như Ước, Giám đốc Ban quản lý các dự án Tổng công ty Anh Phát cho biết: "Ngay sau khi Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt dự án Tổng công ty Anh Phát đã ký cam kết về việc đảm bảo nguồn vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo cam kết".

Dự kiến trong quý 4 năm nay, dự án Khu Công nghiệp Đồng Vàng sẽ được khởi công. Sau khi hoàn thành, Khu Công nghiệp Đồng Vàng sẽ góp phần quan trọng hoàn thiện hạ tầng, tạo quỹ mặt bằng sạch và hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.