Giải quyết thực trạng sinh viên Đại học thất nghiệp: Cần "bà đỡ" của chính quyền!
Các chuyên gia giáo dục tới từ các trường đại học, doanh nghiệp tại cuộc hội thảo khoa học "Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp" vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã cùng nhất trí quan điểm trên.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh – ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, thành phố sẽ xem xét và nhất định đưa vào song song với những hoạt động ưu tiên, mang tính đột phá để giải quyết bài toán tìm việc làm cho người lao động.
Cử nhân chạy xe ôm
GS.TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Kinh tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ, thực trạng sinh viên (SV) sau 4 năm đầu tư cho việc học ĐH nhưng có một tỉ lệ rất cao rơi vào tình trạng "vỡ mộng" vì không xin được việc.
“Riêng trong quí II/2018, thống kê của Bộ LĐTB&XH, cả nước có số người thất nghiệp trình độ ĐH là 126.900 người, trình độ Cao đẳng (CĐ) 70.800 người. Một con số khác cũng đáng chú ý đó là, 41% doanh nghiệp không đủ khả năng tuyển dụng lao động tay nghề cao. Như vậy, theo GS Đông Phong, sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu trong thị trường lao động ta vẫn chưa giải quyết được.
![]() |
Rất nhiều SV tốt nghiệp có tay nghề nhưng phải chạy xe Grabike là một thực trạng không hiếm tại địa bàn TP Hồ Chí Minh. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cung cấp: "Năm 2017, tỉ lệ lao động qua đào tạo tại TP Hồ Chí Minh bao gồm (có bằng và không bằng) chiếm 77,5% so với tổng số lực lượng lao động thành phố.
Năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt là 80 %. Rõ ràng, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp cũng tiếp tục tăng cao là do thiếu một thị trường lao động hoàn chỉnh; sự biến đổi, vận hành không ngừng của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu nhân lực thay đổi; vẫn còn khoảng cách khá xa giữa kỹ năng được đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN)".
TS Đinh Công Khải, Trưởng khoa Quản lý công ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, thực tế đang có tỉ lệ sinh viên (SV) thất nghiệp ra trường ngày càng cao và nhiều người phải làm việc trái ngành (chiếm khoảng 60% SV ra trường), nhưng đáng buồn hơn là hiện nhiều SV đi chạy Uber hoặc Grab, những công việc không đòi hỏi trình độ ĐH.
Việc SV không chịu tư duy tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp mà chỉ lao vào con đường “chạy xe ôm công nghệ” để kiếm sống là đang làm cho đất nước bị thụt lùi, mất đà phát triển.
Kỳ vọng liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp
Rất nhiều lý giải cho nguyên nhân SV có tay nghề bị thất nghiệp được đưa ra như: việc thụ động trong tìm kiếm việc làm, thiếu linh hoạt, nhạy bén khi đi tìm việc; thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, ảo tưởng về công việc trong tương lai... Thực tế này khiến DN phải chấp nhận tuyển dụng SV mới ra trường đồng thời đào tạo bổ sung cả về kiến thức và về kỹ năng.
Trước tình hình trên, thời gian qua nhiều trường đã chủ động trong công tác nhân lực nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều mô hình liên kết được thực hiện. Ví dụ việc ra đời của sáng kiến thành lập ngân hàng mô phỏng của khoa Tài chính - Ngân hàng - Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh nhằm SV ngành này có cơ hội thực hành nhiều nghiệp vụ của ngân hàng.
Qua đó, khi đi thực tập ở ngân hàng với mục tiêu trau dồi kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống thì SV của Khoa được thực hành nghề nghiệp ở ngay tại trường. Hệ thống ngân hàng mô phỏng ở đây cho phép SV thực hiện được rất nhiều nghiệp vụ, nhờ đó mà nhiều SV sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Hay việc Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng bắt tay với hơn 200 DN và các tập đoàn kinh tế lớn như Công ty CP ôtô Trường Hải, Tập đoàn Intel,... nhằm tạo cầu nối vững chắc giữa nhà trường và DN giúp SV thực tập và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đặc biệt, mô hình "học kỳ doanh nghiệp” được liên kết giữa Công ty CP Sài Gòn Food với các trường đã tạo sân chơi còn nhà trường, kết nối để SV có cơ hội thực tập. Và có đến 72% SV đến thực tập có nguyện vọng ở lại làm việc tại công ty là kết quả chân thực nhất cho việc hiệu quả liên kết giữa hai bên nhà trường-DN.
Riêng Công ty Toyota Việt Nam ký kết, triển khai ở nhiều trường ĐH có ngành cơ khí, chế tạo máy và cho tới nay công ty đã chi gần 1 triệu đô la để xây dựng, "đầu tư" cho 3 vấn đề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho riêng công ty, gồm: môi trường cho SV được thực hành, trải nghiệm thực tế; cấp học bổng cho SV và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên.
"Bà đỡ" chính quyền
Nếu chỉ tồn tại mối quan hệ qua lại giữa DN và nhà trường là chưa đủ. Theo TS Đinh Công Khải, mối quan hệ này rất cần có một "bà đỡ" nhằm bảo lãnh cho sự liên kết này bền vững, cụ thể ở đây là Bộ GD-ĐT và UBND TP Hồ Chí Minh trong những hoạch định chính sách.
Cho tới nay, chất "xúc tác" cần phải có này vẫn chưa có. Trong một số ngành đặc thù như Y tế, Nghị định 111/2017/NĐ-CP khuyến khích các trường đào tạo y tế có thể áp dụng kiến thức của bác sĩ vào trong quá trình thực tế.
Hay trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT có công văn đề cập đến hợp tác DN với các ngành nghề. Ngoài ra, không hề thấy những chính sách của chính quyền địa phương để tăng cường mối liên hệ giữa DN với nhà trường.
Đề cập tới vai trò của UBND TP thời gian tới đây sẽ chăm lo ra sao trong việc tạo việc làm cho SV khi ra trường, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Thành Phong cho biết, bình quân mỗi năm, TP giải quyết trên 300.000 việc làm, tạo thêm 135.000 việc làm mới.
UBND TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại buổi hội thảo khoa học, và xác định giải quyết việc làm cho SV là trách nhiệm của chính mình. Theo đó sẽ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hoàn chỉnh hệ sinh thái thị trường lao động, hỗ trợ các điều kiện cần thiết nhằm tăng cường kết nối nhà trường - DN, tiến tới giảm đến mức thấp nhất khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của DN.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chạm tới ước mơ
Từ một học sinh vùng nông thôn, Trịnh Văn Hiếu - học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lê Lợi đã ghi tên mình vào bảng vàng thành tích của giáo dục xứ Thanh với 29,75 điểm khối A00 – trở thành đồng thủ khoa toàn tỉnh Thanh Hóa và Á khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thành tích ấy không chỉ là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè, mà còn là minh chứng cho hành trình vượt khó vươn lên bằng ý chí và nghị lực.

Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2025, cả 6 thành viên đội tuyển Việt Nam đều giành được huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam đứng thứ 9 trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Olympic Toán quốc tế 2025, sau khi xếp hạng thấp kỷ lục vào năm ngoái.

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại Olympic STEM quốc tế năm 2025
Thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết, đoàn học sinh Việt Nam vừa đạt thành tích xuất sắc tại Olympic STEM quốc tế năm 2025 được tổ chức tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha với 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.

Ngôi trường có nhiều điểm 10 nhất Thanh Hóa tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 trong top 10 tỉnh có nhiều điểm 10 nhất. Trong đó, trường THPT Lê Lợi tự hào xếp thứ nhất toàn tỉnh với 37 điểm 10.

Điểm chuẩn đại học 2025 có thể giảm từ 1 đến 3 điểm
Dù có nhiều yếu tố mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2025, đa số chuyên gia giáo dục đều đồng tình rằng điểm chuẩn vào đại học sẽ giảm từ 1–3 điểm, tùy theo ngành và tổ hợp xét tuyển. Thí sinh cần bám sát phổ điểm và thông tin xét tuyển của từng trường để đưa ra chiến lược lựa chọn nguyện vọng hiệu quả.

Gấp rút hoàn thiện trường lớp cho năm học mới
Chỉ còn hơn một tháng nữa, năm học 2025 - 2026 sẽ chính thức bắt đầu. Thời điểm này, nhiều địa phương của Thanh Hoá đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục xây dựng, sửa chữa trường lớp và cải tạo cảnh quan nhằm bảo đảm điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Việc hoàn thiện cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các trường đại học, cao đẳng tập trung cho công tác tuyển sinh
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh và bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Tại Thanh Hóa, các trường đại học, cao đẳng cũng đang tập trung cao cho công tác tuyển sinh.

Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10 trong kỳ thi một số môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Sáng ngày 16/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10. Cả nước có 9 thủ khoa đạt điểm 30/30.

Cả 4 học sinh Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế 2025
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, trong đó có 2 Huy chương Vàng nằm trong top 10.

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi
Sáng 14/7, trường Đại học Hồng Đức tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2025. Theo đó, năm học 2025, trường Đại học Hồng Đức có gần 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư; trong đó có 500 sinh viên được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.