Giải quyết tồn tại, vướng mắc, tạo tiền đề căn bản hoàn thành mục tiêu năm 2025
Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh Thanh Hoá có nhiều điểm sáng, trong đó có 1 số chỉ tiêu, lĩnh vực nằm trong tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, trong đó có cả những hạn chế đã tồn tại từ lâu nhưng chậm được tháo gỡ, khắc phục, trở thành nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của tỉnh. Do vậy, việc khắc phục dứt điểm những hạn chế, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc được xem là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để khơi thông điểm nghẽn, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và thời gian tiếp theo.
Năm 2024, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tích cực. Tính đến ngày 11/11, toàn tỉnh đã thực hiện chi trả giải phóng mặt bằng vượt 2,9% kế hoạch, cao hơn 1,27 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vẫn có những dự án vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, khiến tiến độ dự án có thể không hoàn thành như kế hoạch. Dự án Đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa là một ví dụ. Mặc dù đã được điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án từ năm 2024 sang năm 2025, tuy nhiên chủ đầu tư và nhà thầu cho biết: dự án này sẽ có nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ nếu không giải quyết dứt điểm được những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Ông Ngô Thành Nam, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Xuân Hưng, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Gói thầu năm 2025 sẽ hoàn thành, nhưng tiến độ này thì chắc chắn phải ra hạn, bởi qua vùng Nga Tân là vùng đất yếu, phải xử lý và theo dõi trong vòng 6 tháng mới thi công tiếp được".

Ông Trần Đức Trọng, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá
Ông Trần Đức Trọng, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá cho biết thêm: "Nếu như trong thời gian tới, hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Nga Sơn không giải phóng nhanh những đoạn tuyến này thì nguy cơ sẽ bị chậm cục bộ".
Trên lĩnh vực giáo dục, tình trạng thiếu giáo viên tại một số địa phương đã diễn ra từ nhiều năm. Trong các kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, vấn đề thiếu giáo viên cũng là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, phản ánh. Mặc dù ngành chức năng cũng đã có một số giải pháp, tuy nhiên tính đến thời điểm này, toàn tỉnh vẫn còn thiếu 8.244 giáo viên so với định mức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thậm chí, tại một số địa phương, nhiều trường thiếu trầm trọng dẫn đến việc không thể bố trí dạy đầy đủ các môn học theo phân phối chương trình.

Thầy Lê Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Đối với những môn chưa có giáo viên, nhà trường đã báo cáo lên huyện, và tạm thời dừng chưa dạy các môn đó vì giáo viên trái ban ko thể đảm đương được".

Ông Trần Quốc Thịnh, Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trần Quốc Thịnh, Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nghe nhà trường nói là thiếu giáo viên nhiều lắm nên lớp phải học dồn. Tưởng một thời gian thôi, chứ năm ngoái đến năm nay vẫn thấy dồn lớp. Phụ huynh chúng tôi rất là bức xúc".
Bên cạnh những hạn chế nêu trên, trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trên một số lĩnh vực, như: ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều; tiến độ đầu tư một số dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công tại một số ngành, địa phương chưa sâu sát, quyết liệt, dẫn đến tỷ lệ giải ngân còn thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh; còn để xảy ra một số điểm ô nhiễm môi trường… Cũng theo đánh giá của UBND tỉnh, trong các nguyên nhân khách quan và chủ quan, thì có nguyên nhân do năng lực, tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức một số ngành, địa phương, đơn vị còn hạn chế.


Ông Đinh Viết Ba, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng
Ông Đinh Viết Ba, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng cho biết thêm: "Trách nhiệm phải cao, đó là số một. Thứ hai, khát vọng phải lớn. Và thứ ba là không được sợ. Cứ công tâm, xen vào yếu tố cá nhân, lợi ích nhóm thì mới ngại. Dân biết hết, dân sẽ bảo vệ cán bộ khi cán bộ làm tốt cho dân".
Những tồn tại, hạn chế, thậm chí có mặt yếu kém và nguyên nhân đã được phân tích, chỉ rõ. Giải quyết được những vấn đề này sẽ là tiền đề, điều kiện để Thanh Hoá khơi thông các điểm nghẽn, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; qua đó thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Nông Cống lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng 4/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Nông Cống tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đảng bộ Ban Quản lý Dự án Đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 4/7, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự, chỉ đạo các Đại hội Đảng bộ Ban Quản lý Dự án Đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa.

Đảng bộ Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 4/7, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa.

Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
Chiều 4/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các trí thức, các nhà khoa học cho dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm đối với các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND tỉnh
Chiều 4/7, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm đối với các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc UBND tỉnh.

Đại hội Đảng bộ Viện Quy hoạch – Kiến trúc Thanh Hóa lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Ngày 4/7, đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Viện Quy hoạch – Kiến trúc Thanh Hóa lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Hội nghị lấy ý kiến của nguyên lãnh đạo tỉnh cho Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XX
Sáng 04/7, Thường trực Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, chủ trì hội nghị.

Thiệu Hóa nhanh chóng bắt nhịp, tập trung phát triển kinh tế - xã hội
Sáng ngày 3/7, Đảng ủy xã Thiệu Hóa tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Đảng uỷ xã Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt
Ngày 3/7, Đảng ủy xã Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để triển khai nhiệm vụ sau khi đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam
Chiều ngày 3/7, tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp thân mật đồng chí Khăm Phao Ơn Thạ Văn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, cùng phu quân và đoàn công tác của Đại sứ quán đến thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa. Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, sở, ngành cấp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.